Những người mắc các bệnh như viêm túi mật, sỏi mật, viêm dạ dày, cao huyết áp, cholesterol cao, bệnh nhân tim mạch, bệnh nhân viêm thận, người bị béo phì, những ai bị mụn ….. không nên ăn nhiều bánh Trung thu bởi có thể thúc đẩy làm cho bệnh trầm trọng hơn.
Người thừa cân béo phì
Một bánh dẻo một trứng đậu xanh 176 g cung cấp 648 kcal năng lượng, gấp 2-2,5 lần một bát phở bò hay chén cơm, theo bác sĩ Nguyễn Văn Tiến, Viện Dinh dưỡng Quốc gia. Bác sĩ Tiến tính toán, trong một chiếc bánh trung thu nướng đậu xanh một trứng trọng lượng 176 g chứa 19,5 g protid (đạm), 27,5 g lipid (béo), 80,6 g glucid (đường). Lượng bột đường có trong một chiếc bánh dẻo hay nướng bằng lượng có trong 2-3 chén cơm (trung bình một chén cơm 258 g). Đường trong bánh trung thu chủ yếu ở dạng đường hấp thu nhanh nên rất dễ gây tăng đường huyết.
Không ăn bánh trung thu cùng cà phê
Theo Trí thức trẻ, các chuyên gia khuyên bạn nên ăn bánh trung thu cùng với uống trà xanh loãng hoặc rượu vang, tuyệt đối không dùng chung với cà phê. Lý do là, cà phê chứa hàm lượng caffeine lớn khi kết hợp với đường trong bánh sẽ có hại cho sức khỏe. Ngoài ra, bạn cũng không nên ăn bánh và uống nước có ga cùng lúc vì loại nước này cũng chứa nhiều đường.Không ăn bánh trung thu ngay sau bữa cơmTheo báo Sức khỏe và Đời sống, một chiếc bánh trung thu truyền thống chứa đến 150 calo, tương đương với 1 bát cơm nên việc tiếp tục ăn thêm bánh trung thu ngay sau bữa cơm sẽ rất dễ dẫn đến dư thừa năng lượng, khiến bạn dễ tăng cân mất kiểm soát.
Không ăn nhanh, ăn nhiều cùng một lúc
Ăn nhanh sẽ khiến đồ ăn, đặc biệt là các thực phẩm có độ ngọt cao như bánh trung thu tích tụ đường trong máu nhanh hơn bình thường. Lượng đường trong máu càng tăng nhanh, năng lượng trong cơ thể sẽ càng khó bị tiêu hao hơn, dẫn đến việc tích tụ chất béo trong cơ thể, gây tăng cân, béo phì.
Vì vậy, khi ăn bánh trung thu, bạn nên cắt nhỏ bánh thành 6 đến 8 phần, ăn chậm rãi để vừa có thời gian trò chuyện, thưởng trăng cùng gia đình, vừa giảm thiểu nguy cơ tích tụ mỡ thừa cho cơ thể.
Tác giả: