Những người ''số khổ'' thường chịu đựng 5 câu này của cha mẹ khi còn nhỏ

( PHUNUTODAY ) - Một lời nói tưởng chừng là giúp đỡ nhưng thực chất đang tước đi cơ hội trưởng thành của con. Khi cha mẹ lúc nào can thiệp rồi làm thay con thì con sẽ mất đi sự tự lập.

Con nhà người ta làm được, sao con không biết làm

Có lẽ đây chính là câu nói ám ảnh nhất trong tuổi thơ của nhiều đứa trẻ. Khi cha mẹ đặt con mình lên bàn cân so sánh với ai đó, điều này không giúp con tiến bộ mà chỉ khiến con cảm thấy yếu kém hơn mà thôi.

Sự so sánh này không tạo động lực mà chỉ khiến con áp lực, tự ti, thậm chí ghét bỏ chính mình.

Sự so sánh này không tạo động lực mà chỉ khiến con áp lực, tự ti, thậm chí ghét bỏ chính mình. (ảnh minh họa)

Bố mẹ hy sinh cả đời vì con, con không được làm bố mẹ thất vọng

Nghe câu này có vẻ là lời nhắc nhở yêu thương, nhưng sẽ tạo áp lực lên đứa con của mình. Đứa trẻ cảm thấy mình như mang nợ và phải sống sao cho xứng đáng với sự hi sinh của cha mẹ. Khi mắc sai lầm thay vì sự đồng cảm của cha mẹ chúng sẽ không dám nói vì sợ cha mẹ thất vọng.

Con không làm được đâu, để bố mẹ làm cho

Một lời nói tưởng chừng là giúp đỡ nhưng thực chất đang tước đi cơ hội trưởng thành của con. Khi cha mẹ lúc nào can thiệp rồi làm thay con thì con sẽ mất đi sự tự lập. Thay vì giúp con mạnh mẽ, câu này sẽ khiến con yếu đuối đi.

Khi cha mẹ lúc nào can thiệp rồi làm thay con thì con sẽ mất đi sự tự lập. (ảnh minh họa)

Học không lo học thì sau này đi nhặt rác

Những câu nói mang tính đe dọa, dự báo tương lai cực kỳ xám xịt không khiến đứa trẻ chăm học hơn mà chỉ biết chúng sợ hãi, áp lực hơn mà thôi.

Con trai phải mạnh mẽ, con gái phải dịu dàng

Những khuôn mẫu giới tính từ nhỏ khiến trẻ bị gò bó trong những quy chuẩn cứng nhắc. Hãy dạy trẻ được bộc lộc cảm xúc thay vì kìm nén chúng.

Tác giả: Truy Nguyệt