Hiện nay, việc lừa đảo qua điện thoại đang trở nên phổ biến, vì thế bạn cần lưu lại và biết danh sách những số điện thọa không nên nghe, không nên gọi lại.
Những số điện thoại không nên nghe
Những đầu số có dấu hiệu lừa đảo mà bạn không nên nghe có cả đầu số điện thoại trong nước và quốc tế:
Danh sách đầu số điện thoại quốc tế không nên bắt máy và gọi lại: +224, +232, +252, +231, +247, +375, +381, +371, +563, +255, +370…
Các đầu số trong nước có dấu hiệu lừa đảo thường thấy: +1900, +024, +028...
Danh sách những số điện thoại không nên nghe
Ngoài danh sách những số điện thoại không nên nghe trên, bạn có thể dựa vào một số đặc điểm sau để nhận biết số điện thoại lừa đảo:
Nguồn gốc cuộc gọi không rõ ràng
Yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân
Sử dụng mã vùng quốc tế không quen thuộc, cuộc gọi từ quốc gia lạ
Thủ đoạn lừa đảo qua điện thoại phổ biến cần cảnh giác
Hiện nay, tình trạng lừa đảo qua điện thoại diễn ra rất phổ biến. Một số thủ đoạn quen thuộc thường thấy như:
- Giả mạo Công an, Viện Kiểm sát, Tòa án… gọi điện gây sức ép, yêu cầu nộp tiền.
Kịch bản lừa đảo trong tình huống này là: Giả làm Công an, Viện Kiểm sát, Tòa án… liên hệ với nạn nhân thông báo vi phạm không có thật, khai thác thông tin cá nhân của người nghe.
Sau đó, chúng sẽ sử dụng các thông tin này để làm giả lệnh bắt, khởi tố của cơ quan Công an nhằm đe dọa, yêu cầu nạn nhân chuyển tiền để phục vụ điều tra.
- Giả danh ngân hàng gọi điện mời chào vay tiền online.
Thủ đoạn này thực hiện bằng cách hướng dẫn nạn nhân làm các thủ tục vay, mở tài khoản online, sau đó gửi yêu cầu xác nhận phê duyệt khoản vay và yêu cầu nộp các khoản tiền lệ phí, tiền trả góp… để chiếm đoạt.
- Giả danh nhân viên cửa hàng, công ty xổ số... gọi điện thông báo họ may mắn nhận được phần thưởng có giá trị cao.
Để nhận phần thưởng này, nạn nhân phải mua một sản phẩm của đối tượng có giá trị cao hơn giá trị ngoài thị trường hoặc chuyển trước một số tiền đóng thuế để nhận thưởng, sau đó chiếm đoạt.
Bị lừa đảo qua điện thoại, đòi lại tiền thế nào?
Ngay sau khi nhận thấy dấu hiệu bị lừa đảo và không thể liên lạc lại được với đối tượng lừa đảo, người bị hại đảo cần báo ngay cho cơ quan Công an gần nhất nơi mình cư trú (Công an xã, phường, thị trấn...) để được giải quyết kịp thời.
Khi đến cơ quan Công an tố giác tội phạm lừa đảo cần chuẩn bị:
- Đơn trình báo Công an (trình bày cụ thể sự việc lừa đảo, các yêu cầu cần giải quyết);
- Bản sao công chứng Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân;
- Chứng cứ kèm theo: Bản ghi âm, biên lai chuyển tiền, ảnh chụp tin nhắn… trong đó có chứa thông tin về hành vi phạm tội.
Ngoài ra, người bị hại cũng có thể tố giác tội phạm thông qua đường dây nóng của Bộ Công an, Công an địa phương:
- Cơ quan An ninh điều tra, Bộ Công an tại Hà Nội: 069.2342431.
- Cơ quan An ninh điều tra, Bộ Công an tại thành phố Hồ Chí Minh: 069.3336310.
- Công an Hà Nội: 024.3942.2532.
- Công an thành phố Hồ Chí Minh: 0283.8413744 hoặc 0693187680.
Sau khi tiếp nhận tố giác, tin báo tội phạm, cơ quan Công an sẽ tiến hành điều tra dựa vào các thông tin mà người tố giác cung cấp. Người bị lừa qua điện thoại cần tích cực phối hợp với cơ quan Công an để cung cấp thêm thông tin phục vụ điều tra, nhanh chóng tìm được đối tượng lừa đảo.
Cách phản ánh nhanh khi nghi ngờ số lừa đảo
Cách thứ nhất: Khách hàng gửi tin nhắn (miễn phí) tới đầu số 156, đối với tin nhắn rác, soạn tin theo cú pháp: S (số điện thoại - nguồn phát tán) (nội dung phản ánh) gửi 156 (hoặc 5656).
Đối với cuộc gọi có dấu hiệu gọi rác, khách hàng soạn tin theo cú pháp: V (số điện thoại - nguồn phát tán) (nội dung phản ánh) gửi 156 (hoặc 5656).
Đối với cuộc gọi có dấu hiệu lừa đảo, khách hàng soạn tin theo cú pháp: LD (số điện thoại - nguồn phát tán) (nội dung phản ánh) gửi 156 (hoặc 5656).
Cách thứ hai: Khách hàng gọi tới đầu số 156 (miễn phí) để cung cấp thông tin (về số điện thoại vừa thực hiện cuộc gọi có dấu hiệu thực hiện cuộc gọi rác, cuộc gọi có dấu hiệu lừa đảo; trích dẫn một số nội dung có liên quan...). Nội dung phản ánh theo hướng dẫn của bộ phận chăm sóc khách hàng của các nhà mạng.
Từ đó, sẽ yêu cầu xác thực lại thông tin thuê bao, xử lý vi phạm nếu thông tin thuê bao không đúng quy định theo Điểm e, Khoản 7 Điều 1 Nghị định 49/2017/NĐ-CP (tạm dừng cung cấp dịch vụ viễn thông một chiều, tiếp theo tạm dừng cung cấp dịch vụ viễn thông hai chiều nếu không thực hiện và tiếp theo là thanh lý hợp đồng, chấm dứt cung cấp dịch vụ viễn thông).
Như vậy, khi nhận cuộc gọi rác, cuộc gọi có dấu hiệu lừa đảo, người dùng có thể gọi tới đầu số 156 hoặc người dân cũng có thể gửi tin nhắn phản ánh cuộc gọi lừa đảo thông qua đầu số 156 để nhà mạng sẽ có biện pháp sàng lọc, xác minh, thông báo tới cơ quan quản lý nhà nước của Bộ Công an, Bộ TT&TT để có biện pháp xử lý kịp thời.
Tác giả: Thạch Thảo
-
Hàng triệu người dân nào sẽ được tăng lương hưu từ Cải cách tiền lương 2024?
-
Chi tiết lịch nghỉ Tết Nguyên Đán 2024 của học sinh trên cả nước
-
Chính thức chốt lịch nghỉ tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 và nghỉ lễ 30/4 - 1/5
-
Mức lương hưu năm 2024 là bao nhiêu, có tăng khi Cải cách tiền lương?
-
6 trường hợp bắt buộc phải đổi Giấy đăng ký xe trước 12/2023, nếu không sẽ bị phạt đến 6 triệu