Những thói quen của bố mẹ tưởng tốt nhưng khiến trẻ béo phì, chậm phát triển, IQ giảm sút mà không hề hay biết

( PHUNUTODAY ) - Hãy tự kiểm lại những thói quen nuôi dạy con của mình để xem bạn có mắc phải những điều dưới đây không nhé!

1. Coi đồ ăn nhanh là một phần thưởng

Trẻ em thường xuyên ăn đùi gà rán, nước ngọt có ga hay khoai tây chiên dễ bị béo phì và tạo thói quen ăn uống kém lành mạnh cho bé. Việc bố mẹ đưa đồ ăn nhanh vào làm phần thưởng cho bé càng là sai lầm, bởi chính các phụ huynh đã gián tiếp tạo sự kết nối giữa hành vi tốt với các thực phẩm kém lành mạnh.

2. Tiếp xúc nhiều với điện thoại, máy tính bảng

Việc bố mẹ “giao” con cho tivi, máy tính bảng, điện thoại để có thời gian rảnh rỗi tuy nhiên điều này vô tình khiến trẻ trở nên thụ động, lười biếng, tâm trạng chán nản, chậm phát triển thể chất. Thậm chí tiếp xúc với smartphone nhiều sẽ khiến cho não hoạt động kém, thị lực ảnh hưởng, ngôn ngữ ảnh hưởng, trẻ cũng trở nên kém cỏi trong vấn đề giao tiếp.

3. Ăn quá no

Việc cho trẻ ăn quá no trong một thời gian dài rất nguy hại. Điều này có thể dẫn đến việc tích lũy một số tế bào gây hại, làm ảnh hưởng đến sự phát triển trí não trẻ cũng như dần gây xơ cứng động mạch não. Cho con ăn thật no trong thời gian dài sẽ làm các tế bào não thiếu oxy và chết dần, chức năng của não sẽ giảm đi

4. Thường xuyên thức khuya, ít ngủ

Giấc ngủ rất quan trọng đối với sự phát triển thể chất của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Trẻ ngủ đủ giấc không chỉ phát triển chiều cao, tăng miễn dịch mà còn tăng trí nhớ, não bộ phát triển vượt bậc. Nếu mẹ thường xuyên để trẻ thức khuya, không cho con ngủ đủ giấc, trẻ sẽ mệt mỏi, ảnh hưởng thị lực, não bộ, khả năng tiếp thu và suy giảm trí nhớ. Trẻ thường xuyên thức khuya và ngủ không đủ giấc cũng sẽ hay cáu gắt bực bội và có thái độ tiêu cực.

5. Ép con ăn quá nhiều

Trẻ em được lựa chọn ăn theo nhu cần, khi no thì có quyền đưa ra quyết định không ăn tiếp.

Việc luôn ép con ăn hết suất cơm sẽ khiến trẻ mất đi khả năng tự quyết định đồng thời cũng khiến bé cảm thấy sợ hãi với bữa cơm, cảm giác ăn không còn ngon miệng.

6. Ít gặp gỡ, giao tiếp với người thân

Bố mẹ nên nhớ, ngôn ngữ được phát triển ở thùy não, do vậy trẻ được giao tiếp, tương tác với người khác sẽ góp phần kích thích trí não hoạt động. Việc thường xuyên nói chuyện, tương tác với con sẽ giúp cải thiện chức năng não. Ngược lại, nếu trẻ không được giao tiếp, trí não con sẽ chậm phát triển, IQ sụt giảm, kém thông minh.

7. Thường bỏ bữa sáng hoặc ăn sáng không đầy đủ

Thực tế nhiều ông bố bà mẹ cho con ăn sáng qua loa thậm chí cho trẻ nhịn, bữa ăn chính của trẻ chỉ là bữa trưa, bữa tối. Việc bỏ bữa sáng sẽ làm lượng đường trong máu thấp hơn, trẻ thiếu hụt dinh dưỡng sẽ hoạt động kém, chậm lớn, ảnh hưởng sự phát triển chiều cao và gây hại cho não.

8. Mặc quần áo quá chật hoặc chất liệu kém

Cho trẻ mặc bộ quần áo chất liệu kém, bé nóng, nhiều mồ hôi. Trẻ vặn mình do ngứa kết hợp vải chất liệu cứng sẽ gây tổn thương da.

9. Lấy ráy tai quá sạch

Việc lấy quá sạch sẽ có hai vấn đề là gây xước da ống tai ngoài và tạo điều kiện vi khuẩn xâm nhập, từ đó dẫn tới tình trạng viêm tai ngoài. Đó là lý do nhiều bé không có nước vào tai mà vẫn viêm tai ngoài.

10. Đánh con thường xuyên

“Yêu cho roi cho vọt” là quan niệm của không ít các phụ huynh trong việc dạy con. Tuy nhiên, theo các nghiên cứu khoa học, việc đánh trẻ không những gây ảnh hưởng đến tâm lý mà còn có thể gây ra chấn thương ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Nghiên cứu tại Mỹ trên 1.500 trẻ từ 2-9 tuổi cho thấy, trẻ bị trừn

g phạt bằng cách đánh đập có chỉ số thông minh (IQ) trung bình thấp hơn so với các trẻ khác từ 5-28 điểm.

11. Hút thuốc lá

Nếu trong gia đình có người hút thuốc lá thì bé yêu chính là người chịu ảnh hưởng nhiều nhất. Không chỉ là nguy cơ gây ung thư, khí Carbonic có trong khói thuốc lá còn khiến não bộ bị tổn thương, suy giảm chức năng và ảnh hưởng đến khả năng tư duy của trẻ.

Trên đây là những thói quen không tốt khiến trẻ suy giảm trí thông minh phụ huynh cần từ bỏ ngay. Thay vào đó, nên xây dựng cho con chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt hợp lý, hãy giáo dục con một cách khoa học, đồng thời bổ sung loại sữa giúp trẻ phát triển khỏe mạnh.

12. Truyền dạy kiến thức quá sớm

Một số cha mẹ muốn con mình được hơn người nên đã tự ý truyền dạy cho con mình những kiến thức trước tuổi. Thậm chí, phụ huynh còn đặt ra những mục tiêu cao hơn hẳn khả năng của con vì không muốn chúng “tự mãn”.

Nhưng khi trẻ không có đủ năng lực đạt được những mục tiêu, trẻ sẽ cảm thấy thất vọng, xấu hổ và càng ngày càng tự ti về bản thân của mình hơn.

Tác giả:

Tin nên đọc