- Ngâm bát trong nước quá lâu
Sau khi ăn cơm xong, rất nhiều gia đình thường có thói quen ngâm bát trong chậu rửa, đợi mọi người ăn xong hết mới đi rửa bát. Nhưng họ không biết rằng lúc này họ không phải đang ngâm một chậu bát mà là đang nuôi một chậu vi khuẩn. Do đó không nên ngâm bát đĩa trong nước quá lâu tránh tạo môi trường cho vi khuẩn phát triển về số lượng.
- Để bát đĩa ăn xong một thời gian dài mới rửa
Nếu bát để càng lâu sẽ càng khó rửa đặc biệt là vào mùa hè. Nếu để bát đến bữa sau mới rửa, thức ăn thừa đều đã bị lên men, bốc mùi khó chịu. Đây sẽ là môi trường lý lượng cho sự phát triển của số lượng tụ cầu khuẩn Staphuloccocus, và vi khuẩn E.colin. Có thể tăng gấp 70 nghìn lần so với ban đầu.
Khi những vi khuẩn này dính vào bát đĩa cho dù dùng miếng bọt biển và cho thêm dung dịch tẩy rửa cũng sẽ không loại bỏ hoàn toàn hết những vi khuẩn này.
Do đó nên rửa bát ngay sau khi ăn xong nhân lúc bát đĩa vẫn còn chưa khô. Nồi, chảo dùng xong cũng nên rửa ngay. Khi nồi, chảo dùng xong vẫn còn hơi nóng nếu đổ nước ấm vào dầu mỡ sẽ được rửa sạch dễ dàng hơn.
- Đổ nước rửa chén trực tiếp lên chén đĩa
Nhiều người nghĩ rằng đổ trực tiếp dung dịch nước rửa chén đậm đặc lên chén đĩa thì hiệu quả tẩy rửa sẽ cao hơn. Tuy nhiên theo khuyến cáo nếu đổ chất tẩy rửa lên trực tiếp vừa gây lãng phí vừa không hết dư lượng hóa chất còn lại trên bề mặt, nếu sử dụng lần sau các hóa chất đó sẽ đi vào cơ thể chúng ta, tích tụ lại lâu ngày sinh bệnh
- Dùng quá nhiều xà phòng
Dùng một lượng vừa đủ để làm sạch chén bát là khuyến cáo được đưa ra. Nếu bồn rửa bát của bạn xuất hiện quá nhiều bọt thì tức là bạn đã sử dụng quá lượng nước rửa bát cho phép.
Bên cạnh đó, các chất có trong nước rửa chén còn có thể gây rối loạn nội tiết tố và chất dioxane có thể gây ung thư.
Lời khuyên cho mọi người khi dùng nước rửa chén, hãy dùng một chiếc khay riêng, hòa một ít dung dịch vào nước, khuấy đều cho sủi bong bóng lên rồi mới sử dụng.
Hoặc có thể cho nước rửa chén vào miếng rửa đã thấm nước, vò cho lên bọt rồi mới dùng để cọ rửa.
- Lau khô bát đũa ngay sau khi rửa bát xong
Nhiều gia đình có thói quen sau khi rửa bát, lấy khăn lau ngay lập tức, mà không hề biết rằng số lượng vi khuẩn trong khăn rửa bát rất cao. Trong đó có các vi khuẩn E.coli, tụ cầu khuẩn Staphuloccocus, nấm Candida Albicans, nấm Candida albicans, vi khuẩn Salmonella và 19 loại vi khuẩn gây bệnh, ước tính khoảng 500 tỉ con tồn tại trong chiếc khăn lau.
Các vi sinh vật này có thể lây lan qua đồ ăn rồi từ đó xâm nhập vào cơ thể, gây ra các chứng bệnh liên quan.
Do đó nên dùng khăn rửa bát chuyên dụng. Không sử dụng lẫn lộn khăn lau bàn, lau bếp và lau bát chung. Nên dùng nước sôi và dung dịch khử trùng để làm sạch khăn rửa bát một tuần hai lần. Ngoài ra nên thay khăn rửa bát định kỳ.
Tác giả: