Những thực phẩm tuyệt đối không được ăn cùng thịt vịt kẻo ngộ độc, thêm bệnh vào người

( PHUNUTODAY ) - Thịt vịt là món ăn bổ dưỡng được nhiều người yêu thích nhưng không phải thực phẩm nào cũng có thể ăn cùng thịt vịt đâu nhé.

Thịt vịt là thực phẩm thơm ngon và bổ dưỡng, ít khi thiếu vắng trong các bữa cơm của các gia đình. Hội Tim mạch Mỹ cũng đã công nhận tác dụng vượt trội khi ăn thịt vịt.

Xét về giá trị dinh dưỡng, thịt vịt có giá trị dinh dưỡng rất cao. Bởi trong 100g thịt vịt có đến 25g chất protein, 201 calorie và hàm lượng các chất dinh dưỡng như canxi, lipit, protit, phospho, kẽm, magie đồng axit nicotic khỏe, các vitamin B, A, E, K…

Đặc biệt thịt vịt chống lại hiện tượng xơ vữa động mạch. Bởi trong máu vịt thường có rất nhiều axit oleic và nhiều thành phần tương tự giống dầu ôliu nên có thể chống lại hiện tượng xơ vữa động mạch. Theo Đông y, thịt vịt có vị ngọt, hơi mặn, tính hàn, tác dụng tư âm, dưỡng vị, lợi thủy tiêu thũng, giải độc.

Thịt vịt được chế biến thành rất nhiều món ăn khác nhau như luộc, nướng, chiên, rán, nộm… món nào cũng ngon và hấp dẫn. Tuy nhiên, nhiều chị em vẫn không hề biết rằng, thịt vịt cũng kỵ với một số loại thực phẩm vì thế, khi nấu ăn, chị em phải lưu ý, không nên ăn hoặc nấu chung thịt vịt với những thực phẩm này.

- Không ăn thịt vịt với thịt ba ba: Vì hai loại thực phẩm này có nhiều hoạt chất sinh học khi ăn chung với nhau sẽ giảm giá trị dinh dưỡng. Thịt ba ba ngọt bình không độc, thịt vịt thuộc tính mát. Cho nên thịt vịt không nên ăn chung với ba ba, nếu ăn chung sẽ gây phù thũng, tiêu chảy.

- Không nên ăn thịt vịt cùng mậnBởi mận tính nóng, khi ăn cùng nhau dễ sinh nóng ruột.

- Không nên kết hợp thịt vịt với thịt thỏ, hạt óc chó, mộc nhĩ, hồ đào, tỏi, kiều mạch.

- Không nên ăn thịt vịt cùng với trứng gà vì có thể làm tổn hại đến nguyên khí trong cơ thể.

Những thực phẩm có thể kết hợp với thịt vịt

- Thịt vịt hợp với củ mài (Hoài sơn): Thịt vịt dinh dưỡng phong phú, nhưng hàm lượng chất béo rất cao, ăn chung với củ mài có thể giảm thấp hàm lượng cholesteron trong máu, còn có hiệu quả bồi bổ rất tốt.

- Thịt vịt hợp với Kim ngân hoa: Thịt vịt có công hiệu tiêu sưng, trị nhiệt độc và mụn độc; hoa kim ngân có chức năng với nhiều bệnh da như thanh nhiệt giải độc, nhuần da, tiêu trừ mụn vùng mặt, ăn chung hai thứ rất tốt cho da.

- Thịt vịt hợp với Dưa chua: Trong rau muối chứa nhiều axit amin, ăn chung với thịt vịt, có thể bổ sung nhiều thành phần dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, còn có hiệu quả điều trị rất tốt đối với người bị các chứng như sốt nhẹ, ăn ít, miệng khô, đại tiện khô và sưng phù

- Thịt vịt hợp với Cháo: Thịt vịt dinh dưỡng phong phú, nhưng hàm lượng chất béo rất cao; Cháo có thể bổ sung protein cần thiết cho cơ thể, lại có thể đào thải chất dư thừa. Cho nên thịt vịt ăn chung với cháo có thể giảm thấp chất béo trong cơ thể.

- Thịt vịt hợp với Chanh: Thịt vịt vị ngọt hơi mặn, tính hơi mát, không độc, có công hiệu làm tan mệt mỏi do lao động, bổ huyết hành thủy, dưỡng vị sinh tân, ngừng ho ngưng giật mình; chanh khí vị sảng khoái, có thể giải vị ngấy của thịt vịt.

- Thịt vịt hợp với Cải thảo: Trong cải thảo chứa nhiều vitamin C; trong thịt vịt chứa nhiều protein, chất béo và cholesterol. Ăn chung có thể thúc đẩy trao đổi cholesterol trong máu, có lợi cho sức khỏe.

Những người không nên ăn thịt vịt

Người bị bệnh gout

Những người mắc bệnh gout không nên ăn thịt, vì trong thịt vịt có lượng purin cao có thể làm tăng cao axit uric trong cơ thể

Người có hệ tiêu hóa kém

Theo đông y, vì thịt vịt mang tính hàn nên những người có hệ tuần hoàn kém lâu ngày làm suy yếu các cơ quan khác như hệ tiêu hóa, thận, hệ thống miễn dịch... cũng không nên ăn nhiều nếu không muốn cơ thể càng dễ bị nhiễm lạnh hơn.

Người bị ho

Đây cũng là kinh nghiệm của dân gian truyền tai nhau, khi bị ho nên kiêng cữ thịt vịt, nếu ăn vào sẽ gây ho nhiều hơn. Đó hoàn toàn là quan niệm đúng. Khi bị ho thì những thực phẩm đầu tiên cần kiêng là chất tanh vì gây khó thở. Mùi tanh sẽ sinh ra kích ứng, gây ra ho. Do vậy, thịt vịt là một trong những thực phẩm “chống chỉ định” khi bị ho.

Người có thể chất yếu, lạnh

Theo Đông y, thịt vịt có tính lành, đối với những người có thể trạng hàn lạnh thì nên hạn chế ăn thịt vịt, bởi sau khi ăn vào có thể sẽ gây lạnh bụng, dẫn đến cảm giác chán ăn, đau bụng, tiêu chảy hoặc các dấu hiệu tiêu hóa bất lợi khác.

Người mới phẫu thuật

Thịt vịt có vị tanh, tính hàn lạnh nên không phù hợp với những người vừa phẫu thuật. Nếu bệnh nhân vừa phẫu thuật mà ăn thịt vịt có thể gây xưng tấy, khó lành, thậm chí là mưng mủ vết mổ.

Tin nên đọc