Những bài học tưởng chừng đơn giản nhưng lại mang giá trị sâu sắc, ảnh hưởng đến cả cuộc sống, sự nghiệp lẫn gia đình. Điều đáng nói, cái ngu cuối cùng được xem là nguy hiểm nhất, ai không nhận ra sớm sẽ phải trả giá đắt.
Cái ngu "Làm mai"
Theo quan niệm xưa, "làm mai" đứng đầu trong bốn cái ngu. Không phải là nghề mai mối chuyên nghiệp, việc này thường do người quen biết đứng ra giới thiệu đôi bên đến với nhau, phần lớn chỉ nhận chút tiền trà nước. Nếu mối lương duyên thành công, ai cũng vui. Nhưng nếu vợ chồng lục đục, đổ vỡ, người làm mai rất dễ bị trách móc vì “nói không đúng” hoặc “giấu chuyện xấu”.
Thực tế, chẳng ai có thể hiểu hết nội tình hai phía. Khi gặp rắc rối, người làm mai không chỉ bị chỉ trích mà còn có thể mất luôn cả mối quan hệ với đôi bên. Ngày nay, dù vai trò của người mai mối ít nhiều đã thay đổi, nhưng ông bà vẫn khuyên: làm mai cần thận trọng, kẻo mang tiếng oan.
Cái ngu "Lãnh nợ"
Đứng ra bảo lãnh vay tiền cho người khác – nghe thì có vẻ là nghĩa khí, nhưng lại tiềm ẩn rủi ro lớn. Nếu bên vay không trả được nợ, người bảo lãnh phải gánh thay. Khi đó, chủ nợ trách móc vì “rủ rê không khéo”, còn bên vay thì né tránh, thậm chí quay lưng. Bạn dễ rơi vào cảnh mất tiền, mất cả tình cảm lẫn uy tín.
Đó là lý do ông cha ta luôn cảnh báo: dù thân thiết đến đâu, hãy cẩn trọng khi đứng tên vay hộ. Bởi đôi khi, một chữ ký vì nể lại kéo theo bao phiền phức không ngờ.
Cái ngu “Gác cu”
Từ xưa, “gác cu” – thú chơi điền viên tao nhã – được nhiều người yêu thích. Tuy chỉ là thú vui, nhưng lại ngốn không ít công sức, thời gian và tiền bạc. Người chơi phải kỳ công chọn chim mồi, thuần dưỡng kỹ lưỡng, rồi kiên nhẫn chờ đợi chim hoang sập bẫy.
Thế nhưng, không phải lúc nào công sức cũng được đền đáp. Nhiều khi, chẳng bắt được con nào, thậm chí chim mồi cũng có thể bay mất. Công nuôi dưỡng tan thành mây khói, để lại tiếng “ngu” vì chơi trò bạc bẽo, vô ơn. Đó là lý do ông bà ta liệt “gác cu” vào một trong bốn cái ngu.
Cái ngu “Cầm chầu”
“Cầm chầu” là vai trò trong các buổi hát ca trù hay hát ả đào, nơi người nghe dùng trống để tán thưởng hoặc phản ứng với nghệ sĩ. Người cầm chầu thường là người có quyền thế hoặc giàu có, được ngồi vị trí danh giá và góp tiếng nói đánh giá tiết mục.
Tuy nhiên, công việc này vừa tốn kém lại dễ mang tiếng. Lỡ tay đánh sai nhịp, chê nhầm người, hay khen quá lời cũng có thể khiến mất lòng cả ca nương lẫn khán giả. Vì vậy, người xưa mới gọi “cầm chầu” là một cái ngu – dễ tốn của, lại dễ chuốc oán.
Tác giả: Bảo Ninh
-
Phụ nữ khi say thường nghĩ đến điều gì nhất? 99% đàn ông không ngờ tới
-
Cha mẹ biết “cho đi” 7 điều này, con cái lớn lên ưu tú vượt trội
-
Đàn ông sở hữu 2 thói quen này thường rất bản lĩnh và không hề đơn giản
-
5 từ trong tin nhắn dễ “tố cáo” bạn là người EQ thấp – đừng để vô tình đánh mất thiện cảm
-
Vì sao bạn hay bị bắt nạt? 12 cách sống có khí chất để người khác phải nể, không dám xem thường