Phật dạy 5 cách sống giúp bạn đẹp từ tâm hồn đến diện mạo

( PHUNUTODAY ) - Đến cuối cùng, điều người ta mong mỏi vẫn chỉ là sự an yên!

5 điều Phật dạy để hạnh phúc 

1. Bắt đầu mọi thứ từ những điều nhỏ nhặt

Một chiếc bình đầy được tạo nên từ nhiều giọt nước. Con người cũng vậy, người khôn ngoan sẽ là người biết tự hoàn thiện bản thân mình mỗi ngày.

Trong cuộc sống này, không có thành công nào trải đầy hoa hồng. Chẳng bao giờ tiền tài rớt xuống chỉ sau một giấc ngủ. May mắn chỉ là một yếu tố nhưng đời người thì chẳng ai may mãi. Tất cả vốn dĩ đều là sự cố gắng từ những điều nhỏ nhặt, cộng thêm một chút kiên nhẫn và không khuất phụ thất bại. Chăm chỉ sẽ làm cho bình nước của bạn tràn đầy.

2. Hành động chính là suy nghĩ từ trong tâm

Đức Phật đã dạy chúng ta: Nếu thành công đến quá dễ dàng, chúng ta thường kiêu căng, tự phụ. Có khó khăn, hoạn nạn, ý chí ta mới được tôi rèn, bản thân trưởng thành. Gặp hoạn nạn, chúng ta sẽ không còn tâm kiêu căng, không còn lòng tham lam, không còn dễ sân hận, không còn si mê lầm lẫn.

Tâm tính của chúng ta không cố định, thường xuyên thay đổi. Gặp cảnh thuận lòng vừa ý, tâm trạng của chúng ta vui tươi, hồ hởi. Gặp cảnh trái tai gai mắt, tâm trạng của chúng ta dễ nổi sóng gió, nhẹ thì còn giữ được trong lòng, nặng thì phun ra miệng những cơn bực dọc, tức tối, những điều khó nghe, cay nghiệt. Gặp đối phương biết nhẫn nhịn, thì mọi việc còn có thể êm xuôi, qua chuyện. Nhưng gặp đối phương ngoan cố thì khó có thể đoán trước được sự việc.

Thành công luôn đi liền với thất bại. Dễ thành công sinh ra kiêu ngạo. Kiêu ngạo ắt sẽ thất bại. Phật dạy: cuộc sống muốn thành công phải trải qua nhiều gian truân, thử thách. Khi ấy, đạt được thành công, thắng lợi, thì việc làm đó càng vinh quang, hiển hách.

3. Tập trở thành một người hiểu biết

Tôi đã từng nghe ai đó nói: “Đừng chết vì thiếu hiểu biết”. Bạn có thể biết rồi làm sai để lần sau làm lại nhưng nếu không biết thì ngay từ đầu bạn đã là kẻ thất bại.

Hiểu biết còn nằm ở chỗ bạn có hiểu được người khác. Khi tiếp xúc với một người, bạn nên buông bỏ sự giận dữ. Tập lắng nghe sau đó cảm nhận những gì họ đang cảm nhận. đặt bản thân mình vào tâm họ để nhận biết những điều mà họ đã trải qua. Đó la một niềm hạnh phúc, chứ không phải ai đúng ai sai.

4. Chăm sóc phát triển nghề nghiệp

Có 2 cách để trở nên hạnh phúc với công việc: một là được làm việc mà bạn yêu thích – khi đó, bạn sẽ không còn coi đó là công việc. Thứ 2 là giỏi thứ bạn đang làm bởi việc trở thành chuyên gia trong một lĩnh vực nào đó chắc chắn sẽ khiến bạn cảm thấy hưng phấn và vui vẻ mỗi ngày.

5. Biết ơn người khác

Hãy biết ơn mỗi sớm mai thức dậy vì bạn có thêm một ngày để yêu thương. Bạn nên biết không phải ai cũng có thể thức dậy vào sáng mai, vì mỗi ngày có hàng triệu người phải gồng gánh những căn bệnh đau đớn.

Ngoài ra, bạn nên biết ơn những người đã giúp đỡ mình. Biết ơn cha mẹ. Biết ơn bạn bè. Vì nếu không có họ thì sẽ không có ta. Bản thân chúng ta sinh ra là một cá thể độc lập nhưng một mình thì chẳng thể làm được bất cứ điều gì dù cho bạn có giỏi tới đâu.

Phật dạy 5 nghiệp lành mang phước đức bền lâu

1. Thân vĩnh viễn từ bỏ sự giết hại các loài hữu tình

Lời Phật dạy về cuộc sống, tất cả các loài hữu tình ở trên mặt đất, dưới biển, ao hồ, sông rạch, trên hư không… đều có sự sống, có tâm tính, biết đau đớn – người Phật tử phải biết tôn trọng, chẳng nên giết hại.

Chúng đều do sự chi phối, tác động của nghiệp, là thừa tự của nghiệp. Khi chúng trả hết ác nghiệp, chúng có thể trở lại thân người. Trái lại, nếu không tạo trữ phước lành, cứ tà kiến, ngu si, ác độc làm việc dữ; chúng ta cũng phải bị đọa vào các cảnh giới đau khổ ấy. Để tránh khỏi sự khổ báo và trả vay nhân quả, chúng ta chẳng nên sát sanh hại vật; dù sinh mạng chúng nhỏ nhiệm thế nào. Nếu biết vĩnh viễn từ bỏ sự giết hại, người Phật tử sẽ phát triển được lòng từ bi và những trạng thái tâm ác độc, hung dữ lần hồi sẽ lắng dịu.

Tâm từ càng phát triển thì tâm sân, sát, hận, ưu sẽ không còn. Khi ấy, người Phật tử sẽ cảm nghe một năng lực từ hòa, mát mẻ từ bên trong lan tỏa ra bên ngoài, thấm nhuần khắp cả không gian, người, vật, cây, cỏ…Đó cũng là lúc mà nghiệp lành thứ nhất đã thành tựu, đã tuyệt hảo, trọn vẹn, viên mãn vậy.

2. Thân vĩnh viễn từ bỏ trộm cắp của cải, tài sản của người khác.

Của cải, tài sản, cái ăn, cái mặc, phương tiện, nhu cầu sinh sống của mọi người trên thế gian; một phần do phước báu tạo trữ từ nhiều kiếp nên được thọ hưởng sung mãn, dư dật trọn đời; còn đa phần là do lao tâm, lao lực, đổ mồ hôi, sôi nước mắt; chịu khó làm ăn, trăm phương nghìn kế, thức khuya dậy sớm, chăm chuyên cần mẫn, biết để dành, vun quén, tiết kiệm… mới có được.

Nếu khởi tâm trộm cắp đã là ý nghĩ bất chính, đã do lòng tham khởi động, xúi giục, sai bảo. Là nô lệ của vô minh, ái dục và si mê. Nếu không tỉnh thức, tự chủ, tự chế… thì lòng tham kia sẽ che mờ tâm trí, bịt mắt lương tri, rồi nó sẽ dẫn chúng ta đến chỗ tội tù, lao hình thống khổ. Chỉ “không khởi tâm” trộm cắp, từ bỏ vĩnh viễn không lấy cắp đã là một nghiệp lành cao cả, sẽ đem đến an vui, an toàn cho mọi người xung quanh và xã hội rồi

3. Thân vĩnh viễn từ bỏ tà dâm, tà hạnh.

Gia đình là nền tảng của xã hội. Gia đình được hạnh phúc, an vui thì xã hội mới được hạnh phúc, an vui. Sự chung thủy vợ chồng là nét đẹp văn hóa truyền thống của nền đạo đức và luân lý Đông phương. Bởi vậy, tục ngữ mới nói: “Thuận vợ thuận chồng, tát biển đông cũng cạn”. 

Vì vậy, khi muốn gia đình mình được hạnh phúc, an vui thì ta không nên phá hoại hạnh phúc và an vui của gia đình người khác.

4. Khẩu vĩnh viễn từ bỏ lời nói dối

Thế gian ai cũng ưa ăn ngay nói thật. Lời nói chân thực, biểu hiện đức độ, sức mạnh nội tâm, đem đến sự tin tưởng, tin cậy, tín cẩn ngọt ngào và dễ mến giữa cuộc đời này.

Những kẻ có nói không, không nói có, bóp méo sự thật, xuyên tạc lẽ phải thường đem đến nhiều nguy hại, khổ đau và bóng tối cho trần gian biết là ngần nào?

Lắng nghe lời Phật dạy về cuộc sống, là người Phật tử, chỉ có việc “từ bỏ vĩnh viễn lời nói dối” đã là tốt đẹp và cao cả lắm rồi. Trên phương diện tương quan nhân quả, nghiệp lành này mang đến cho cuộc đời sự bình yên; hoặc ít ra là tạo được không khí trong lành, không bị ô nhiễm bởi những tác hại do những lời nói dối gây ra.

5. Khẩu vĩnh viễn từ bỏ lời nói vu oan, vu cáo.

Lời nói dối đã độc hại, nguy hiểm mà lời nói vu oan, vu cáo kẻ khác còn thâm hiểm, độc ác hơn nhiều. 

Lời nói dối, ban đầu, có thể do tham sân điều động nhưng chỉ ở mức độ vừa phải. Lên đến cấp độ vu oan, vu cáo thì tham sân ấy đã cương mãnh hơn nhiều. Đã trở nên mù quáng lý trí, đã đánh mất nhân tính, đã rời xa đạo đức, luân lý và lẽ phải ở đời. 

Là người Phật tử chân chính, không những phải giữ trọn nghiệp lành không nói dối mà còn biết từ bỏ vĩnh viễn lời nói vu oan, vu cáo, giá họa, đẩy người khác đến chỗ không tội mà thành tội, không làm mà thành làm, xô người khác vào vực thẳm tội tù hoặc suốt đời bị đọa đày, oan khuất, tối tăm, thống khổ.

Tác giả:

Tin nên đọc