"Đừng mong cầu gì" là cảnh giới cao nhất của hy sinh và yêu thương
Phật dạy: Trong hành trình học hỏi để trở nên tốt đẹp hơn, gạt bỏ mọi sự vô minh để tìm về nguồn cội, và cảnh giới cao nhất của hy sinh và yêu thương chính là "không mong cầu gì", cả về vật chất lẫn dục vọng.
Có những kiếp nhân sinh, vẫn sống, vẫn sinh tồn nhưng muốn thành công và lo sợ thất bại. Bởi, họ lo sợ kết quả sẽ không như ý muốn, hay đặt niềm tin vào nhầm người, nhầm việc, kết quả thu về tay trắng.
Thực ra nhân sinh vô thường, vạn vận bất biến, con người nhiều mặt, muốn trọn vẹn mọi mong ước là điều vô cùng khó khăn. Biết chấp nhận và không cầu mong, đã cho đi không cần nhận lại là điều cần thiết của một tình yêu thương chân thật mà mỗi người đều cần sở hữu.
Có hai động lực điều khiển đời sống con người: lòng tham và tinh thương. Lòng tham sẽ chỉ dẫn đến bi kịch, chiến tranh, khổ đau. Nhưng tình thương thì khác, nó chỉ cho đi chứ không đòi hỏi gì hết, và chắc chắn kết thúc sẽ luôn có hậu.
Càng truy cầu càng khổ, vô lo vô nghĩ sẽ bình an
“Cho” và “nhận” cũng giống như cặp phạm trù “nhân”, “quả”. Vốn dĩ trên đời, nhân quả nên tồn tại. Nếu ta yêu thương, sẽ nhận lại yêu thương. Nếu ta hận thù, sẽ nhận lại hận thù. Người nợ ta điều gì, trời sẽ trả lại cho ta. Khi chúng ta cho đi cũng chính là lúc chúng ta nhận lại, và tạo ra những điều kỳ diệu nhất của cuộc sống.
Cuộc đời này là một vòng tròn. Ý nghĩa của cuộc sống nằm ngay trong những giá trị bình thường, một trong số đó chính là một trái tim chân thật, thiện tâm, giàu lòng bác ái và thấu hiểu. Không chất chứa tham chấp, oán hận, tâm chắc chắn sẽ an vui.
Tác giả: