Lời nói do tâm sinh
Lời nói chính là biểu hiện rõ nhất của một người có đức hay là không, lời nói cần giữ thủ đức, có như vậy mới có nhiều phúc báo.
Nói chính là một loại năng lực, im lặng lại chính là trí tuệ. Mệnh của con người có tốt hay không còn phải tùy vào cách nhìn người đó nói chuyện. Hàng ngày nhất định không được làm những chuyện tổn đức, nhưng nói chuyện thốt ra những điều khó nghe, làm tổn hại đến người khác sẽ mất đi phúc báo.
Cuộc sống của một người thường hay dùng những lời lẽ sắc nhọn để làm tổn thương đến người khác chính là những người cô đơn, ít bạn bè.
Người có vận mệnh tốt chính là những người ăn nói có chừng mực, mỗi lời nói ra đều thể hiện mình là người có đọa đức, họ không dùng ngôn từ mạnh để phê phán, chê bai người khác. Không dài dòng nói từ chuyện nọ sang chuyện kia.
Biết rõ về một người thì không nhất thiết phải tận nói, hãy biết lưu lại cho người ta 3 phần khoảng trống. Đây cũng là cách để lưu lại chút khẩu đức cho mình. Trách một người không cần phải tận trách.
Có công không cần đòi hỏi tận cùng, hãy lưu lại cho người ba phần khoảng trống, đây cũng là lưu được chút khiêm nhượng cho mình.
Đúng lý cũng không cần đoạt tận, hãy lưu lại cho người ba phần khoảng trống, đây cũng là lưu được chút khoan dung cho mình.
Tài năng đừng quá ngạo mạn, hãy lưu lại cho người ba phần khoảng trống, đây cũng là lưu chút đức khiêm hư cho mình.
Người xưa có dạy: Lời do tâm sinh, một người có tâm tính như thế nào thì chắc chắn sẽ nói ra những lời như thế. Người có lòng bao dung sẽ nói ra những lời nhẹ nhàng, hòa ái. Người trong tâm đầy oán hận sẽ nói ra những lời lẽ hung hăng, cay nghiệt.
Nước sâu thì dòng chảy chậm, người tôn quý thì nói năng từ tốn
Việc gấp thì từ từ hãng nói. Gặp chuyện gì cũng cần bình tĩnh suy nghĩ một chút. Sau đó thì từ từ nói rõ ngọn ngành sẽ khiến cho người nghe cảm thấy ổn định hơn. Từ đó tăng độ tin cậy với mọi người hơn dành cho bạn.
Việc nhỏ nói hài hước. Đặc biệt là một vài lời có thể nhắc nhở thiện ý, đừng nên nói những lời khiến người khác cảm thấy cứng nhắc, nặng nề.
Việc chưa làm, đừng nói lung tung. Tục ngữ có câu “không có khoan kim cương, thì đừng mong ôm nghề đồ gốm”, bạn không nên hứa làm một việc gì đó mà bạn không chắc có thể làm được, sẽ khiến cho người nghe cảm thấy bạn là một người “nói là tin, làm là được”, và họ sẽ rất tin tưởng bạn.
Tác giả: