Phật dạy: dù nghèo khó đến đâu nếu làm được 3 việc này cũng sẽ giàu có và phúc lớn

( PHUNUTODAY ) - Nếu bạn muốn gặp may mắn, hạnh phúc thì đừng quên làm những việc này!

3 việc cần làm để được hưởng phúc

Phải có ý chí và siêng năng

Một người có ý chí và siêng năng, biết vượt qua mọi khó khăn không nản lòng thì sẽ đi đến mục tiêu. Đã không ít những tấm gương vượt khó và thành công bởi họ hội tụ hai phẩm chất này.

Đức Phật chúng ta là một ví dụ điển hình cho một ý chí vững vàng và sự cần mẫn phi thường để đạt được quả vị tối thượng. Cũng vậy, nếu muốn làm giàu và thoát nghèo thì chúng ta phải siêng năng làm việc, mạnh mẽ kiên cường để vượt qua những thử thách chướng duyên thì sẽ đạt được như lòng mong cầu.

Sự lười nhác, không làm việc sẽ không bao giờ dẫn đến sự giàu có hoặc thoát nghèo được. Trong kinh có viết: “Quen thói lười biếng có sáu nguy hiểm: ‘quá lạnh’, không làm việc;‘quá nóng’, không làm việc; ‘quá trễ’, không làm việc; ‘quá sớm’, không làm việc; ‘tôi đói quá’, không làm việc; ‘tôi quá no’, không làm việc. Trong khi những công việc phải làm lại không làm. Tài sản chưa có không gây dựng được, tài sản đã có bị tiêu hao. Thế Tôn thuyết giảng như vậy”.

Chạy đua với thời gian – Tiền tài và danh vọng là không chờ đợi

Nhân lúc đang còn trẻ, dũng cảm bước đi, nghênh đón phong sương gió mưa, tôi luyện bản thân, có thể độ lượng, có thể nhìn xa trông rộng, thì hạnh phúc mới đến.

Nếu bạn chờ người khác làm vỡ bạn từ bên ngoài, thì nhất định bạn sẽ là món ăn của người khác; nếu bạn có thể đánh vỡ chính mình từ bên trong, như vậy bạn sẽ thấy rằng mình đã thực sự trưởng thành, cũng giống như là được tái sinh.

Nhìn thấy một con bướm đang giãy giụa muốn thoát ra khỏi cái kén, có người hảo tâm giúp nó thoát ra. Nhưng không ngờ rằng, sau khi con bướm thoát ra ngoài, nó lại không thể duỗi đôi cánh ra được, và cuối cùng thiệt mạng. Cho nên nhiều khi cũng chẳng ai thèm giúp bạn đâu.

Giãy giụa chính là điều con bướm cần làm để trưởng thành, lúc đó bạn giúp nó thoải mái, nhưng sau này nó sẽ không có đủ sức mạnh để đối mặt với những thử thách sẽ phải gặp trong cuộc đời.

Nếu bạn muốn hóa thân thành con bướm, thì bạn phải chịu đựng được nỗi khổ của quá trình giãy giụa ở trong kén, vậy thì mới có thể dang cánh bay cao được.

Biết bố thí, cúng dường

Theo luật nhân quả, sự trộm cắp, bủn xỉn, ích kỷ, tham lam là nhân đưa đến sự nghèo túng thì ngược lại, để thoát khỏi điều này chúng ta hãy biết bố thí, cúng dường, san sẻ vật chất cho những người nghèo khổ hoặc hộ trì chánh pháp.

“Nhân nào quả nấy”. Khi biết ban tặng thì chúng ta sẽ nhận lại mà không mất đi. Sự nhận lại đó có thể do một người khác đưa đến, một hoàn cảnh tốt để công việc chúng ta được tiế triển và có cơ hội kiếm được nhiều tiền hơn.

Hạnh bố thí là hạnh đầu tiên của Sáu ba la mật mà Bồ Tát phải hành trì. Bố thí luôn được Đức Phật khuyên bảo trong hầu hết các bộ Tam tạng giáo điển của Đức Phật. Và giới không trộm cắp lại nằm trong 5 giới cơ bản của người Phật Tử.

Điều đó cho thấy Đức Phật đưa ra giới cấm cũng như Pháp bố thí để nhằm giúp chúng ta cải thiện đời sống ở hiện tại, chuyển hóa sự san tham vốn có của con người và hơn nữa là chuyển nghiệp, tạo phước lành ở đời sau.

3 điều cần tu để được phúc báo 

Độ lượng

Thời còn tại thế, Đức Phật khuyên hàng môn đệ không nên giận dữ, bất mãn, thù hận nếu có ai nói xấu Ngài cũng như Giáo Pháp, Giáo Hội do Ngài sáng lập.

Đức Phật dạy:“Nếu các con giận dữ, bất mãn, hay không vui lòng, chẳng những các con tự đặt mình vào chỗ nguy hiểm có thể mất cả nền tảng đạo đức tinh thần mà các con còn không thể xét đoán đúng mức lời chỉ trích có giá trị hay không… Cũng như người kia ngửa mặt phun nước dãi lên trời. Nước dãi không hẳn làm bẩn trời, mà chỉ rơi xuống người ấy”.

Đúng như vậy, con người sống ở trên đời, không cần thiết việc gì cũng phải quá minh bạch, rõ ràng, bởi “nước trong quá thì không có cá, còn người thanh cao quá thì không ai chơi”. Khi bạn tranh giành với người nhà, tình thân sẽ rạn nứt; tranh giành với người yêu, tình yêu sẽ phai nhạt; tranh giành với bạn bè, tình nghĩa sẽ tan vỡ.

Tranh giành là lý trí, nhưng thua lại là tình cảm, tổn thương vẫn là chính mình. Đen là đen, mà trắng là trắng, thời gian sẽ chứng minh tất cả.

Buông bỏ sự cố chấp của bản thân, làm một người độ lượng, làm việc không so đo, sẽ thắng cả cuộc đời; thêm một chút hòa nhã, một chút dịu dàng, cuộc sốngsẽ tràn ngập ánh nắng mặt trời.

Buông bỏ

Ta thường chủ quan với những cái gai rất nhỏ, có thể chỉ là một lời nói không dễ thương của một ai đó, hay một cái nhìn thiếu bao dung, hay những vụng về lầm lỗi của người thương cứ lập đi lập lại nhiều lần, nhưng Ta đã ghim nó vào sâu trong tâm thức ta hàng tuần, hàng tháng.

Hãy bắt đầu từ những cái gai nho nhỏ đó, đừng biến mình thành người khó khăn, khổ đau ấy. Thân thể ta ngày một gầy guộc, tâm hồn ta ngày một nặng nề và bế tắc cũng đi từ những cái gai rất nhỏ mà có thể Ta đã nghĩ chúng chẳng bao giờ có khả năng ràng buộc được ta!

Đôi khi ta cũng phải biết buông bỏ bớt công việc, buông bỏ bớt những tính toán lo toan, những dự án , kế hoạch, những suy nghĩ miên man hay những tri kiến của mình về người này người kia. Càng buông được bao nhiêu thì cái không gian khoáng đạt trong lòng ta càng rộng lớn thênh thang bấy nhiêu.

Buông bỏ để nhìn mọi người bằng một cặp mắt mới. Có như thế thì lòng ta mới khỏe nhẹ an vui, tâm ta mới bao la rộng mở và ta sẽ cho người kia cơ hội để chuyển hóa. Buông được thì tự do có mặt tức thì.

Nhân tâm

Đừng coi sự lương thiện của người khác là mềm yếu, bởi đó là một loại độ lượng; đừng xem sự khoan dung của người ta là nhu nhược, bởi đó là một kiểu từ bi. Người tâm tính tốt không dễ nổi nóng, nhưng không có nghĩa là họ không biết tức giận; người lãnh đạm chỉ giả vờ hồ đồ, nhưng không có nghĩa là họ nhìn không thấu.

Tình cảm, không thể qua loa đại khái; nhân tâm, không thể đem ra chơi đùa; duyên phận, không thể phung phí bừa bãi. Lấy tình đổi tình, mới có được tình yêu thật sự; yêu thương bình đẳng, mới có được tình cảm chân chính.

Tác giả:

Tin nên đọc