Phật đường của tâm hồn nằm ở đâu?

( PHUNUTODAY ) - Cùng mẹ lên chùa bái Phật, tôi đã ngộ ra được những chân lý vô cùng sâu sắc. Sau chuyến đi ấy, cuộc sống của tôi đã nhẹ nhàng, bình yên hơn rất nhiều.

 Để bày tỏ tấm lòng thành, mẹ chồng tôi một mực đi đường vòng qua núi leo lên, suốt hành trình, bất kể gặp các chùa nhỏ nào, hay các am nhỏ nào, bà đều thành kính lễ bái Bồ Tát, thắp hương, khấu đầu, sau đó cầu nguyện Bồ Tát bằng giọng yếu ớt.

Tôi đi theo sau mẹ chồng, lặng lẽ xem các hành động cử chỉ của bà, trong lòng không hề có chút buồn cười hay oán trách nào. Vì tôi biết thời còn trẻ bà đã có lần muốn xuất gia, sau này không vượt qua được lời cầu xin đau buồn khổ sở của chồng, lại niệm tình mấy đứa con còn thơ dại, cần người chăm sóc, bà mới từ bỏ ý định xuất gia. Do đó đối với mẹ chồng mà nói, cuộc sống trong chùa luôn luôn là mong muốn ước vọng của bà.

Lên đến đỉnh núi, gặp đại hòa thượng, mẹ chồng tôi rất vui mừng. Bà nói rằng, xem ra cũng đã mười mấy năm không gặp mặt đại sư rồi, có mấy lần mắc bệnh, bà còn sợ rằng có thể sẽ không được gặp lại nữa. Đại hòa thượng cũng rất vui mừng, mời mẹ chồng tôi uống trà, sau đó họ nói chuyện về quang cảnh diện mạo chùa mười mấy năm trước và những khó khăn chồng chất khi xây chùa. Kể đến những gian nan vất vả, hai cụ già cứ xuýt xoa than thở mãi.

Nhớ lại năm ngoái tôi đi lễ chùa Minh Nguyệt ở tỉnh xa. Vì trước khi ăn cơm có nghe sư thầy đề cập đến việc ngồi thiền nên tôi cảm thấy rất hứng thú, chỉ muốn xem một chút. Tôi bèn xin sư thầy cho phép vào thiền đường. Thiền đường ở đó lớn hơn Phật đường ở đây, bên trong có hơn hai mươi tăng nhân. Khi tôi vào thiền đường, vốn cho rằng ngồi thiền chỉ là ngồi tĩnh tọa, nào ngờ thấy hơn 20 tăng nhân đang dâng hương trong đó. Hỏi sư thầy mới biết, dâng hương trong tĩnh có động cũng là một phương thức để tăng nhân khai ngộ.

Ngày hôm sau, khi cùng mẹ chồng cáo biệt đại hòa thượng, chúng tôi men theo đường xuống núi, chầm chậm bước chân. Đi đến một chùa Quán Âm, mẹ chồng tôi lại dừng lại vào trong chùa thắp hương. Khi mẹ chồng ra, tôi không nén nổi bèn hỏi: “Thắp hương phải đi xa như thế này, khó nhọc như thế này, tại sao mẹ không thỉnh một tượng Phật về nhà thờ cúng? Chúng con có thể làm một Phật đường nhỏ cho mẹ”.

Mẹ chồng tôi lắc đầu nói: “Không cần đâu, Phật đường thực ra đã có từ lâu rồi”.

Tôi kinh ngạc hỏi: “Phật đường ở đâu, sao con không thấy?”.

Mẹ chồng mỉm cười, chỉ vào tim mình và nói: “Ở đây, đã làm xong nhiều năm nay rồi. Mẹ ngày nào cũng tụng kinh niệm Phật ở trong đây”.

Lúc đó, nội tâm tôi vô cùng chấn động. Mẹ chồng không biết một chữ nào, lại có thể nói ra những lời triết lý sâu sắc như thế này.

Thế giới này còn có gì trang nghiêm hơn, chân thực hơn, tốt đẹp hơn Phật đường của tâm hồn? Rất nhiều lúc, chúng ta khổ sở tìm kiếm, ngơ ngẩn đợi chờ, thậm chí ngóng trông như muốn rơi tròng mắt, khát khao có vị Phật vạn năng đến giúp chúng ta tiêu trừ hết thảy khổ nạn, giải thoát chúng ta khỏi biển khổ.

Bởi thế, khi một người niệm Phật, và nuôi một ông Phật trong Tâm, thì lúc đầu chỉ có một ông Phật trong Tâm thôi. Niệm lâu sẽ gây một luồng cảm ứng làm động tâm đức Phật ở bên ngoài, tức đức A Di Đà ở Tây Phương. Đức A Di Đà liền làm mọc sẵn một chiếc hoa sen nơi lạc quốc để chờ người niệm Phật. Niệm lâu hơn nữa, thì đức A Di Đà sẽ đến trước mặt người đó. Như thế là có hai vị Phật, một ở ngoài và một ở trong tâm. 

Niệm đến chỗ rốt ráo và tâm bất loạn, thì đức A Di Đà sẽ lọt vào Tâm người đó, và trở thành một, và Phật thực cũng trở nên huyễn.

Cho nên, không thể nói Phật ở ngoài tâm hay trong tâm được. Nói ở ngoài là nói thấp, nói ở trong là cao hơn một chút. Đến chỗ rốt ráo, thì Phật là Tâm và Tâm là Phật. Cả hai vừa là Thực, vừa là Huyễn. Vả lại, Tâm ở tất cả mọi chỗ, nên không có trong hay ngoài.

Tác giả:

Tin nên đọc