Ai cần tiêm phòng ung thư cổ tử cung?
Nguyên nhân gây ra ung thư cổ tử cung chủ yếu là do vi khuẩn HPV.
HPV là sinh u nhú ở người, lây truyền qua đường quan hệ tình dục (cả quan hệ bằng miệng, âm đạo, hậu môn). Ngoài ra, HPV cũng lây truyền từ mẹ sang con, tiếp xúc da, thông qua các dụng cụ cắt móng tay, đồ lót,...
Theo nghiên cứu, có hơn 100 chủng HPV khác nhau, trong đó khoảng 40 chủng có thể gây ra viêm nhiễm cơ quan sinh dục, gây mụn cóc ở cơ quan sinh dục nam và nữ giới.
Giới chuyên môn cho rằng, HPV chưa có thuốc đặc hiệu nên tiêm vắc-xin phòng ung thư cổ tử cung là cách hữu hiệu nhất mà phụ nữ nên dùng.
Tại Việt Nam hiện nay, vắc-xin HPV được khuyến cáo tiêm cho nữ giới trong độ tuổi từ 9-26 tuổi dù đã hoặc chưa quan hệ tình dục.
Các chuyên gia y tế khuyên phụ nữ nên đi tiêm phòng vắc xin ung thư cổ tử cung càng sớm càng tốt.
Hiện nay có 2 loại vắc-xin phòng ngừa các chủng HPV có nguy cơ cao gây ung thư cổ tử cung.
- Vắc xin Cervarix giúp phòng ngừa virus HPV tuýp 16 và 18 - hai tuýp HPV chiếm 70% ung thư cổ tử cung.
- Vắc xin Gardasil phòng ngừa virus HPV tuýp 6, 11 (gây bệnh sùi mào gà) và tuýp 16, 18.
Một số lưu ý khi tiêm vắc-xin phòng HPV
Tiêm vắc-xin HPV không cần phải làm xét nghiệm trước khi tiêm. Phụ nữ không mang thai, không bị bệnh cấp tính, không dị ứng với thành phần vắc-xin trong độ tuổi từ 9-26 đều có thể tiêm phòng.
Người dưới 25 tuổi đã quan hệ tình dục vẫn có thể tiêm vắc-xin HPV nhưng sẽ không mang lại hiệu quả phòng bệnh tốt nhất.
Ai không nên tiêm phòng ung thư cổ tử cung?
- Phụ nữ đang mang thai và cho con bú. Phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai không nên tiêm vắc-xin HPV. Nếu đã tiêm 1 hoặc 2 mũi mà phát hiện có thai thì cần tạm dừng ngay. Thời gian hoàn tất 3 mũi tiêm trong vòng 2 năm.
- Phụ nữ mắc một số bệnh nặng.
- Người bị di ứng nghiêm trọng như dị ứng với nấm men hoặc cao su latex.
- Những người đã nhiễm vi khuẩn HPV.
Tác giả: