Quốc Khánh là ai? Tiểu sử sự nghiệp của nghệ sĩ Quốc Khánh

( PHUNUTODAY ) - Cũng là một trong những nghệ sĩ hài gạo cội của hài miền Bắc, nghệ sĩ Quốc Khánh nổi danh với vai diễn ngọc hoàng trong chương trình gặp nhau cuối năm. Nhưng liệu về cuộc đời và tiểu sử của nghệ sĩ nam Quốc Khánh độc giả có nhiều người biết đến.

Quốc Khánh là ai?

NSƯT Quốc Khánh là một trong số những đàn anh lớn tuổi trong top danh hài phía Bắc. Anh sinh năm 1962 cầm tinh con Hổ. NSƯT Quốc Khánh đã không còn xa lạ gì với khán giả và vô cùng  vốn nổi tiếng với vai Ngọc Hoàng trong chương trình gặp nhau cuối năm, ngoài ra còn được yêu thích với nhiều vai diễn hài kịch và chính kịch khác

Quốc Khánh là người Hà Nội gốc, bố mẹ đều là cán bộ công chức. Năm 1978, học hết lớp 10, anh thi đỗ khóa đào tạo diễn viên đầu tiên của Nhà hát Kịch Việt Nam.

Tiểu sử sự nghiệp của nghệ sĩ Quốc Khánh

Năm 1978, học hết lớp 10, anh thi đỗ khóa đào tạo diễn viên đầu tiên của Nhà hát Kịch Việt Nam. Trong ảnh, anh đang trao đổi kịch bản vở kịch mới - Dư chấn - với Xuân Bắc. Trong vở này, anh vào vai một cán bộ cao cấp về hưu. Với Quốc Khánh, diễn kịch "rất sướng", sướng hơn đóng phim nhiều vì nó liền mạch cảm xúc, được thăng hoa trên sân khấu.

Ngay trong năm tốt nghiệp, Quốc Khánh đã tham gia đóng 2 vai trong 2 vở kịch là “Người đá lạc đội hình” (đạo diễn Doãn Hoàng Giang) và vở “Cuộc chia tay tháng 6” (đạo diễn Trọng Khôi). Bắt đầu từ năm 1982, Quốc Khánh bắt đầu tham gia nghệ thuật cả hai lĩnh vực là sân khấu và điện ảnh.

Cho đến nay, khán giả nhớ anh qua những tiểu phẩm hài của "Gặp nhau cuối tuần", trong những màn tung hứng cùng Quang Thắng - Phạm Bằng - Vân Dung, các bộ phim như "Tết này ai đến xông nhà", "Ghen", "Trừng phạt", "Áo lụa Hà Đông", "Những người độc thân vui vẻ" và vai Ngọc Hoàng trong chương trình Táo Quân đêm 30 Tết hàng năm.

Thân hình gầy gò, gương mặt toát lên vẻ khắc khổ, nhiều người nghĩ chắc anh phải là một chàng trai đến từ những miền quê nghèo, lam lũ, cực nhọc. Kỳ thực không phải thế, anh là người Hà Nội gốc, nhà chỉ có 2 chị em, bố mẹ làm cán bộ công chức. Học hết lớp 10, anh thi vào khóa đào tạo diễn viên năm đầu tiên của Nhà hát Kịch VN từ 1978 đến 1982. Ngày ấy cùng học với anh có một số nghệ sĩ nay đã thành danh như: Trung Anh, Quế Hằng, Đỗ Kỷ...

Quốc Khánh dường như chẳng có vẻ gì tài tử, vậy mà anh đã “ăn cơm nghệ thuật” hơn 30 năm nay và nhắc đến tên anh người ta không thể không nhớ đến những vai diễn trên sân khấu lẫn trên màn ảnh. Và cứ khi nào nhân vật có tính cách cam chịu, đến cơ quan bị cấp trên đè nén, bị đồng nghiệp chơi xấu, về đến nhà bị vợ “đè đầu cưỡi cổ” là lập tức các đạo diễn lại hình dung ra khuôn mặt thiểu não của Quốc Khánh. Sống với đời diễn viên, nhưng những vai diễn của anh chẳng mấy khi được sung sướng.

Tết năm 1998, Quốc Khánh xuất hiện trong phim hài Ghen, bộ phim để lại ấn tượng khó phai trong lòng khán giả Việt và thường được phát sóng mỗi dịp Tết đến xuân về. Trong phim, Quốc Khánh vào vai một anh chàng công chức tên Tháo, rất sợ vợ. Cô vợ của Tháo (Minh Hằng) xinh đẹp, hết lòng yêu thương chồng nhưng lại ghen một cách khủng khiếp. Cô bắt chồng đi làm về đúng giờ, về đến nhà hít ngửi tìm mùi lạ… vì ghen. Ngoài sợ vợ, Tháo còn phải tìm cách đối phó với ông bạn cùng cơ quan là Khích (Chí Trung) chuyên tìm cách đùa cợt khiến vợ Tháo ghen. Nhờ tư vấn và giúp đỡ của cậu em vợ, Tháo đã tìm cách ghép ảnh và ghen ngược khiến vợ anh bỏ thói ghen vô lý. Từ sau bộ phim, câu thoại: “Á à cái thằng râu quai nón đây rồi”, hay “Mình xin nhé”, “Việc đó thì còn phải nghiên cứu” đã được khán giả sử dụng thường xuyên.

Tốt nghiệp khóa diễn viên sân khấu của Nhà hát Kịch Việt Nam, Quốc Khánh gắn bó với sàn diễn như máu thịt của mình. Cũng vì sân khấu ít việc, anh cũng như nhiều diễn viên khác đã chọn cách rẽ lối sang phim ảnh để duy trì niềm đam mê nghệ thuật. Anh xuất hiện khá có duyên trong những vai diễn hài hước của tiểu phẩm Gặp nhau cuối tuần, Tết này ai đến xông nhà, Ghen... đến nỗi nhắc đến tên anh người ta thường kèm theo từ “diễn viên hài”. Chính vì đã quen với những vai hài của Quốc Khánh nên khi anh hóa thân vào các vai bi người xem bị bất ngờ trước khả năng diễn xuất đa dạng của anh.

Quyết định không lấy vợ, nhiều người cho rằng mình “hâm” “chẳng giống ai”. Nhưng biết làm sao được, cái số của mình là vậy”, anh tiếp: “Yêu thì vẫn yêu, rung động thì vẫn rung động nhưng để kết hôn được quả là khó. Có lẽ trước mắt mình vẫn cô đơn nhưng biết đâu đấy..., Quốc Khánh tâm sự.

Quốc Khánh bày tỏ lòng cảm ơn khi nhận giải Cánh diều vàng dành cho "Nam diễn viên chính xuất sắc" với vai chàng gù trong "Áo lụa Hà Đông".

Đối với anh, anh không đặt ra tiêu chí nào cho người phụ nữ của mình cả. Đã là phụ nữ anh đều chấm 9 điểm bởi họ rất đáng yêu và đáng được trân trọng. Một điểm còn lại dành cho người hiểu và cảm thông với với anh. Người đàn ông lấy vợ chẳng lúc nào là muộn cả. Nhưng dù sao nếu không có bạn gái thì cuộc sống cũng rất buồn tẻ nên vẫn cứ yêu còn cưới thì lại chưa muốn vì thương chị em phụ nữ! Anh tự ngẫm thấy mình quanh năm đi làm không có giờ giấc, lại ham chơi và bận bịu nhiều thứ khác nên nếu lấy ai thì, người đó sẽ rất khổ.

Tác giả:

Tin nên đọc