Cách rút bớt chân bát hương
Đồng thời, khi chân nhang quá nhiều cần rút bớt, nhớ để lại 1-3-5-7-9 chân (số lẻ). Những chân nhang đã nhổ cần đốt, thả tro xuống sông suối.
Bát nhang bỏ đi (ví dụ bát nhang của ban thờ vong) cần thả xuống sông suối (tốt nhất là đặt trên miếng xốp nổi), tránh vất nơi uế tạp.
Nghiệm ra những người (gia chủ hay vì chức trách) xử lý không đúng với bát hương sẽ gặp sự không may.
Mỗi khi cầu cúng cần mở rộng cửa, thắp đèn trước (khởi động), rót nước, rót rượu (dương cầu âm), rồi thắp hương (phát sóng) và khấn cúng (kêu cầu). Chú ý thắp 3 hay 5 nén hương bởi 3, 5 là số lẻ, thuộc Dương mà Dương thờ Âm là hợp lẽ.
Nếu thắp quá nhiều hương sẽ mở đường cho Thập loại chúng sinh đến, tạo ra sự lộn xộn, phiền toái cho Thần, Tổ tiên mình thỉnh cầu. Nhớ rằng khi thắp phải để hương cháy đều, dùng tay phẩy nhẹ cho tắt lửa, không thổi.
Khi cắm hương cần cắm cho ngay ngắn mới có tác dụng dẫn lời thỉnh cầu tới đúng nơi cần đến. Đồng thời không cắm chồng các chân hương lên nhau nhằm tránh tạo ra những lớp thô (cũ) và thanh (mới) và phòng bốc hỏa.
Trường hợp bát hương tự nhiên bốc cháy, dân gian cho rằng báo “điềm” hoá âm là khi chân hương cháy âm ỉ từ trong ra rồi đổ ra xung quanh thường liên quan đến mồ mả, thờ cúng còn hoá dương là cháy từ trên xuống có liên quan đến nhà cửa, cuộc sống hằng ngày. Khi đó cần để hoá hết nhưng nhớ phòng hoả hoạn đừng dùng lửa dập tắt tránh “Thuỷ Hoả giao tranh“.
Nếu đang cầu cúng mà hương tắt cứ để thế mà châm lửa tiếp, đừng nhổ lên đốt lại bởi khi nhổ lên cắm lại thành hương thừa, mất gốc, cầu cúng mất linh nghiệm. Cổ nhân cho rằng, ngoài lý do hương kém phẩm thì cần phân biệt:
- Hương tắt phần trên là ở Thiên, liên quan đến nóc nhà, ban thờ…
- Hương tắt ở đoạn giữa là Nhân, liên quan đến thành viên gia đình;
- Hương tắt đoạn cuối nghĩ đến Địa, liên quan đến mồ mả, đất cát…
Trường hợp bạn muốn thay tro thì các bạn đốt rơm nếp lấy tro nhé, các bạn nhớ giữ lại cốt bát hương đừng có vứt đi đấy, vứt đi thì mất hết lộc.
Các bạn muốn thay bát hương mới thì để đầu xuân cúng tạ đất thì thay một thể, các bạn có thể nhờ thầy đến giúp, nếu còn cốt bát hương thì lấy lại, nếu không còn thì các bạn nhờ thầy viết cho. Tuy nhiên, cần mua bát hương sao cho phù hợp với ban thờ, đốt rơm nếp lấy tro và cho vào bát hương, dã gừng tươi hòa một chút nước lã (rượu trắng), lấy cành tre có lá nhỏ nhúng vào bát nước gừng sau đó vẩy vào bát hương để tẩy uế.
Không nhổ hết chân hương cũ
Theo chuyên gia phong thủy Bùi Quang Minh, rút tỉa chân nhang, dọn dẹp ban thờ là điều các gia đình nên làm trong ngày lễ ông Công ông Táo. Việc làm này nhằm mục đích ban thờ được sạch sẽ, gọn gàng và nghiêm trang đón năm mới. Tuy nhiên, có nhiều điều các gia đình cần lưu ý để tránh bị “phạm” khi dọn dẹp ban thờ, tỉa chân hương.
Cách làm đúng là sau khi dâng lễ mặn, thắp hương xin phép, gia chủ mới được rút tỉa từng chân hương, tiến hành lau dọn bàn thờ, đồ thờ cúng. Tốt nhất nên dùng khăn vải bông mới, không dùng khăn cũ, bẩn để lau dọn.
“Các gia đình tuyệt đối tránh nhổ hết sạch chân hương cũ, thay chân hương mới. Bởi vì lộc còn, long mạch vẫn ấm. Bỗng dưng "nhổ" hết lộc, động chạm long mạch là điều không nên. Hơn nữa, bát hương lơ thơ không có hương sẽ gây cảm giác trơ trọi, không ấm cúng. Chỉ tỉa chân hương cho gọn gàng giống tỉa mái tóc con người”, chuyên gia Bùi Quang Minh nhấn mạnh.
Rút tỉa từng chân hương cho tới khi còn lại một số lẻ sao cho đẹp nhất. Thông thường, sẽ để lại 3, 5, 7 hoặc 9 chân hương trong bát hương.
Số chân hương đã rút sẽ được mang đi hóa thành tro rồi vùi tro vào gốc cây. Tuyệt đối không được vứt chân hương đã hóa vào thùng rác hoặc các nơi ô uế. Phong tục xưa thường khuyên mang tro thả trôi sông cho mát mẻ nhưng ngày này, nhà nào cũng thi nhau mang tro thả sông sẽ làm sông ô nhiễm.
Cho nên, theo lý giải của chuyên gia Bùi Quang Minh, nếu được thì gia chủ nên vùi vào gốc cây chuối bởi đây là loài cây mang ý nghĩa “lá rụng về cội” rất cao đẹp.
(Bài viết mang tính tham khảo)
Tác giả: