Ăn khi bị tiểu đường
Một trong những sai lầm khi ăn khoai tây đó chính là việc bạn ăn khoai tây khi đang mắc bệnh tiểu đường Chính vì vậy, những người bệnh nhân tiểu đường cần hết sức cảnh giác với những thực phẩm carbohydrat. Bên cạnh đó, để kiểm soát tốt lượng carbohydrat mà cơ thể tiêu thụ để đề phòng đường huyết tăng cao ảnh hưởng tới sức khỏe.
Ăn khoai tây có vỏ màu xanh
Bạn không nên ăn khoai tây có vỏ màu xanh hay mọc mầm, ngoài ra cần chú ý chọn những củ không dập nát, hay những củ khoai tây có màu xanh nữa. Khi khoai tây có màu xanh lá cây trên khoai tây chính là một chất diệp lục.
Chất diệp lục này không gây hại cho sức khỏe nhưng nó là biểu hiện cho thấy củ khoai tây đó đã tiếp xúc với ánh nắng mặt trời quá nhiều sẽ sản sinh ra chấ solanine gây ngộ độc cho người ăn. Nếu bạn ăn nhiều có thể gây ra nôn ói, đau bụng, khó chịu vô cùng nguy hiểm.
Ăn khoai tây để lâu trong tủ lạnh
Trong các thực phẩm thì khoai tây là thực phẩm không nên để trong tủ lạnh. Khi ở nhiệt độ dưới 7 độ C, bởi khi bạn để trong tủ lạnh tinh bột khoai tây được chuyển thành đường. Như vậy hương vị khoai tây sẽ không còn tốt và ngon như lúc ban đầu. Bạn chỉ nên để khoai tây ở nơi thoáng mát là được.
Cách loại bỏ độc tố trong khoai tây
Một trong những cách để hạn chế ngộ độc, tuyệt đối không ăn khoai tây mọc mầm, mềm nhũn và cỏ vỏ màu xanh. Ngoài ra, khi bạn ngâm khoai tây vào nước muối loãng vài giờ, khi nấu cho thêm ít giấm ăn để loại bỏ độc tố.
Khi bạn phát hiện ra mình bị ngộ độc khoai tây nhẹ thì xuất hiện ở đường tiêu hóa như đau bụng, nôn mửa và tiêu chảy cần phải tìm bác sĩ để được điều trị kịp thời.
Tác giả: