Không vỗ lưng khi chăm trẻ sơ sinh
Nhiều bà mẹ có thói quen vỗ lưng để trẻ ợ hơi. Cần chú ý nếu võ lưng không đúng cách sẽ gây ra tác hại lớn đến các cơ quan nội tạng của trẻ.
Sau khi con đã bú no, bạn hãy đặt bé lên vai trong 15-20 phút nhằm tránh hiện tượng nôn trớ. Nếu phải đặt con nằm xuống, bạn nên để bé nằm ở vị trí đầu cao hơn một chút so với thân người.
Cho con bú quá nhiều hoặc quá ít
Các bác sĩ khuyên mẹ nên cho bé bú ít nhất 2 giờ/lần để đáp ứng nhu cầu và tạo thói quen bú cho trẻ. Trẻ sơ sinh thường không tự bú quá nhiều. Khi đói, bé sẽ khóc ngay cả khi đang được cho bú.
Tuy nhiên, lý tưởng nhất vẫn là nên cho con bú trong những khung giờ hợp lý. Nếu bạn chưa tiết sữa và con phải bú sữa công thức, bạn nên bắt đầu với một lượng nhỏ khoảng 20-30 ml bởi vì dạ dày trẻ sơ sinh khá nhỏ. Dù cho con bú quá nhiều không gây hại nhưng có thể khiến trẻ nôn trớ, gây khó chịu. Mỗi trẻ đều có nhu cầu khác nhau, nên mẹ cần kiên nhẫn để tìm hiểu bé thực sự muốn gì.
Cho trẻ ăn dặm quá sớm
Hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh còn rất yếu, vì vậy nếu cho trẻ ăn bột quá sớm, trẻ sẽ sinh tướt, đi ngoài phân sống, lâu ngày dẫn đến bị viêm ruột già, đi tiểu ra máu, sinh ra rối loạn tiêu hóa.
Nên cho trẻ ăn dặm sau tháng thứ 6 trở đi, tuy nhiên không nên cho ăn quá nhiều lần trong ngày, chỉ nên cho ăn dặm 1 hoặc 2 lần trong ngày.
Cho trẻ sơ sinh tráng miệng bằng nước
Các chuyên gia đã khẳng định, trẻ bú mẹ dưới 6 tháng tuổi hoàn toàn không cần uống nước. Việc bổ sung thêm nước để tráng miệng sau khi con bú sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ vô cùng nguy hiểm.
Các thành phần trong sữa mẹ đã được chứng minh là vô cùng đầy đủ và phù hợp để nuôi dưỡng trẻ sơ sinh tăng trưởng mỗi ngày, kể cả lượng nước trẻ cần ở độ tuổi này. Vì thế, mẹ đừng nên nghe theo lời người khác và cho bé sơ sinh uống thêm nước, hãy cho con bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và không thêm bất cứ loại thức ăn nào khác.
Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng bú mẹ được cho uống thêm nước sẽ rất dễ bị biếng ăn, suy nhược cơ thể. Hơn nữa, nếu nguồn nước không đảm bảo thì nguy cơ con tiêu chảy, ngộ độc là cực kỳ cao. Nguy hiểm hơn, đã xuất hiện khá nhiều trường hợp bé bị loãng máu, giảm nồng độ natri, co giật hôn mê và nặng hơn là dẫn đến tử vong.
Tác giả: