Dưới đây là những sai làm mà hầu như ai cũng mắc phải khi chế biến rau củ gây hại cho sức khỏe:
Rửa rau bằng cách ngâm lâu trong nước
Đây là một sai lầm khi rửa rau không chỉ bạn mà nhiều người mắc phải. Cách làm này không chỉ không có tác dụng với rau ngậm hóa chất mà còn làm mất rất nhiều dinh dưỡng, vitamin trong rau.
Để loại bỏ những vi khuẩn và hóa chất nhiều nhất, sau khi mua rau, quả về, bạn nên rửa dưới vòi nước đang chảy để rửa trôi. Sau đó ngâm rau, quả trong nước (không pha muối hoặc rất ít muối) khoảng 10 phút. Sau khi ngâm nên rửa lại rau, quả thêm lần nữa, rồi để cho ráo nước.
Bước tiếp là cho vào tủ lạnh, để đến bữa sau mang ra rửa lại lần nữa rồi mới chế biến. Việc để rau quả trong tủ lạnh một thời gian sẽ tạo thời gian để những hóa chất trong rau quả phân hủy bớt.
Chần rau rồi nấu cho an toàn
Thói quen rửa và chần qua rau rồi mới nấu nhằm bảo đảm vệ sinh vừa đẹp màu khi ăn là không cần thiết, thậm chí là phí. Cách chần này vừa làm giảm vitamin vừa làm mất chất dinh dưỡng có trong rau.
Gọt bỏ hết vỏ rau củ
Nhiều người cho rằng vỏ rau củ thường là phần tiếp xúc với đất bẩn nên gọt bỏ đi hết. Tuy nhiên theo các chuyên gia dinh dưỡng, có một số loại rau củ tươi mà vỏ chứa nhiều vitamin C hơn cả thân và lá. Chẳng hạn bí đỏ, củ cải, cà rốt, cà tím... Vì thế các bà nội trợ được khuyên, ngoại trừ loại củ có vỏ cứng không nấu mềm được, không nên gọt hết vỏ rau củ, chỉ cần rửa thật sạch trước khi chế biến là được.
Vò nát rau ngót
Ai cũng biết, rau ngót là loại thực phẩm chứa nhiều chất bổ dưỡng tốt cho sức khỏe. Chỉ với rau ngót, bạn có thể chế biến thành nhiều món canh rất hấp dẫn như rau thịt băm, rau ngót nấu tôm hoặc thậm chí có thể nấu suông vì rau có sẵn vị ngọt thơm.
Trong mỗi bó rau ngót có chứa nhiều protein, chất béo, canxi, sắt, vitamin A, nhóm B, C. Đặc biệt, nguồn vitamin C trong lá rau ngót cao hơn nhiều so với cam hoặc ổi.
Theo bác sĩ dinh dưỡng Hoàng Thị Thúy Hà – Viện Dinh dưỡng Lâm sàng, các bà nội trợ thường chế biến rau ngót bằng cách sau khi rửa sạch, có vò nát lá rau để dễ nấu chín và mềm. Tuy nhiên, việc làm đó không hề tốt, vì sẽ làm giảm lượng một số chất dinh dưỡng, nhất là các vitamin.
“Để giữ được các chất dinh dưỡng chứa trong rau ngót khi chế biến, các bà nội trợ nên để nguyên lá, không vò nát. Nhưng, muốn rau ngót chín nhanh và ăn mềm hơn thì sau khi rửa sạch, đợi nước sôi, chị em có thể vò sơ và cho vào nấu vừa chín”, bác sĩ Thúy Hà cho biết.
Ngoài ra, rau ngót khi nấu chín nên ăn ngay. Lúc đó, rau sẽ giữ được mùi thơm và các vi chất dinh dưỡng mất đi không đáng kể.
Tác giả: