Hãy cùng đọc câu chuyện sau:
Có một ngày, gà con hỏi mẹ: “Mẹ ơi, mẹ có thể đừng đẻ trứng nữa, dẫn con ra ngoài chơi được không?”.
Gà mẹ thở dài, nói: “Không được đâu con, mẹ còn phải làm việc”.
Gà con nói: “Nhưng mẹ đã đẻ nhiều trứng vậy rồi cơ mà?”.
Gà mẹ gương mặt đầy xúc cảm, nói với con: “Mỗi ngày đẻ một quả trứng, nếu không dao phay kề ngay cổ. Một ngày không đẻ trứng, chủ nhà sẽ có thịt gà để ăn”.
Bạn tồn tại vì tạo ra giá trị và sẽ bị đào thải nếu mất đi giá trị
Có người từng nói:
“Nếu bạn là một con đại bàng, dù không có người vỗ tay, bạn vẫn cần giương đôi cánh bay lượn.
Nếu bạn là cỏ dại, không có người chăm sóc, bạn vẫn phải trưởng thành khỏe mạnh.
Nếu bạn là một bông hồng nơi sa mạc, không có người thưởng thức, bạn vẫn phải cố gắng tỏa sắc hương.
Nếu bạn là một công nhân, không có người khích lệ, bạn cũng phải nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ.
Nếu như không muốn bị đào thải, thì đừng để cho bản thân mình bị thay thế, bị mất đi giá trị.”
Thế giới thay đổi mỗi ngày, có lẽ hôm nay ông chủ còn tán dương bạn, nhưng ngày mai có thể đã có người tới thay thế vị trí của bạn.
Nếu như không muốn bị đào thải trong xã hội cạnh tranh khốc liệt này, bạn cần rèn luyện cho mình một tư duy nhạy bén. Cần phải tư duy nhanh hơn so với sự biến hóa của thế giới, bằng không, đợi đến khi bạn phát hiện ra sự thay đổi, thì hết thảy mọi thứ đều đã không kịp nữa rồi…
Luôn khích lệ chính mình, không để bản thân có cơ hội lười biếng
Không ít người thường cảm thấy bản thân sinh ra không gặp thời, hoặc gặp hoàn cảnh không tốt, phải làm những việc mình không thích. Cái tâm đó có thể khiến cho bạn lười càng thêm lười, mỗi ngày trôi qua đều sống như tạm bợ.
Tư tưởng và hành vi như vậy nhất thiết phải loại bỏ. Bạn chán chường như thế, không chỉ khiến người khác không thấy được giá trị của bạn, mà ngay bản thân bạn cũng không thể nào nhìn ra.
Hãy luôn khích lệ bản thân, không để cho mình có cơ hội lười biếng, đồng thời tiếp tục tạo ra những giá trị, đó cũng là lý do cho sự tồn tại của chính mình.
Sống là phải biết chiến đấu
Ai trong tất cả chúng ta rồi cũng sẽ lớn, sẽ già, cũng sẽ phải trải qua những lúc thăng trầm trong cuộc sống. Có nhiều người thất bại và gục ngã trước những khó khăn nhưng số đông còn lại rất thành công và vượt qua hết tất cả.
Họ không phải là quá tài giỏi, họ cũng chẳng phải được trời thương như miệng đời vẫn thường hay nói. Mà chỉ đơn giản một điều rằng họ luôn biết cách chiến đấu với cuộc sống.
Chiến đấu ở đây không có nghĩa là bạn luôn gồng mình lên, đưa mình vào một vỏ bọc an toàn và không giao lưu với bên ngoài. Càng không phải là chiến đấu theo đúng nghĩa đen của nó; Là giành dựt, là đua chen, là nuôi dưỡng những ý nghĩ và hành động tiêu cực.
Vì như thế là bạn đang sống cuộc đời của một con nhím hay cũng có thể là một con ốc sên. Và chắc chắn rồi, điều đó là không hề tốt cho con đường tìm tới tương lai và hạnh phúc của chính bản thân bạn.
Vậy bạn phải chiến đấu như thế nào mới được gọi là đúng cách và mang lại hiệu quả cao. Điều này vô cũng đơn giản, chỉ cần bạn biết cách học hỏi, khiêm tốn, cộng thêm một chút ít khéo léo nữa thì bạn sẽ luôn là người chiến thắng.
Chiến đấu là khi bạn làm tất cả mọi việc bằng tất cả tâm huyết và với thái độ ghăng say. Là khi bạn nghiêm túc thực hiện kế hoạch mình đã lập ra và hướng tới một mục tiêu cao đẹp. Đó có thể là việc học, là công việc kinh doanh buôn bán hay là tình yêu và các mối quan hệ xã hội xung quanh cuộc sống của bạn.
Chiến đấu là khi bạn biết cách chấp nhận và chuẩn bị tinh thần cho mọi tình hướng xấu nhất có thể xảy ra vì cuộc sống luôn ẩn chứa những bất ngờ luôn thay đổi và lòng người lắm lúc cũng đen bạc không lường trước được.
Chiến đấu là khi bạn biết cách đối diện với mọi điều tồi tệ không như ý muốn đang xảy ra chứ không phải là đổ lỗi cho người khác hoặc lẫn tránh sai lầm của bản thân.
Là khi bạn biết nhìn nhận sai lầm và mạnh mẽ đứng lên sau mỗi lần vấp ngã. Là sự không ngừng cố gắng, từng phút từng giờ nỗ lực để sửa chữa lỗi lầm. Đặc biệt hơn hết đó là sự trân trọng, nâng niu đối với từng cơ hội mà ta có được dù chỉ là nhỏ nhất.
Tác giả: