Sau 10 năm "đi trốn", nhạc sĩ Trần Tiến cùng vợ đã để LỘ tòa BẠCH DINH ở xứ sở thần tiên

( PHUNUTODAY ) - Được biết, căn nhà của nhạc sỹ Trần Tiến nằm ở ngay cạnh biển Vũng Tàu. Từ khắp các căn phòng, chỉ cần đưa mắt nhìn qua khung cửa là sẽ nhìn thấy biển xanh, sóng vỗ rì rào. Đúng là một khung cảnh nên thơ, là thiên đường với tất cả những ai thích sự yên bình.

Nhạc sĩ Trần Tiến được người ta gọi bằng cái tên “nhạc sĩ lãng du”. Bởi, những bản nhạc cực kì bay bổng, nó như vẽ nên một giấc mơ diệu kì. Âm nhạc của ông đậm chất lãng du, bằng chứng là cuộc đời sáng tác của ông gắn liền với những cuộc phiêu lưu.

Tuy nhiên, 10 năm trở lại đây, khi quyết định “ở ẩn”, xa lánh truyền hình, ông chọn Vũng Tàu là vùng đất mình dừng chân chứ không phải “quê cha đất tổ” Hà Nội. Hiện tại, vị “nhạc sĩ xa lành truyền hình” suốt 10 năm này đang sống cùng vợ tại căn hộ lớn cực kì xinh đẹp. Nơi này nhìn như một xứ sở thần tiên thu nhỏ vậy đó.

Căn nhà mà vợ chồng nhạc sỹ Trần Tiến đang sống nằm trong khu chung cư Thủy Tiên. Vợ chồng vị "nhạc sĩ già" này đặc biệt mua thông hẳn hai tầng chung cư để có không gian sống thoải mái nhất. Căn hộ này được sử dụng lối thiết kế khá mới mẻ, độc đáo, đậm chất âm nhạc.

Tuy nhiên, nó vẫn giữ được nét sang trọng vốn có. Ở phòng khách, ngoài bộ sofa cần thiết thì ông còn đặt luôn 1 chiếc piano màu trắng. Đây cũng là dụng cụ đặc biệt mà ông dùng để tĩnh tâm, để sáng tác. Ngoài ra, một chiếc ghita cổ do “cha đẻ” của “giấc mơ chapi” sưu tầm cũng được trưng bày tại nơi này.

Ở căn nhà của ông sở hữu lối kiến trúc khác lạ. Bằng chứng là những ô cửa kính không chỉ là cửa mà còn là vật trang trí xinh xắn nổi bật trên nền trắng tinh khôi của các phòng. Sự đan xen giữa sắc trắng và xanh khiến không gian nơi này trở nên lung linh, huyền ảo như chốn thiên đường.

Không gian sống của nhạc sĩ Trần Tiến được KTS thiết kế dựa trên những bài hát của ông.

Góc tường cong cong chính là hình ảnh bầu đàn ghita. Một góc khác lại khiến người ta như đang nhìn thấy phím đàn piano. Những ô kính ngay cạnh cầu thang thì là “nụ hoa bé bỏng” của “Tạm biệt chim én”.

Tác giả:

Tin nên đọc