Phong tục thắp hương lên bàn thờ có từ xa xưa ở Việt Nam. Theo quan niệm của người Việt, việc thắp hương chính là cách kết nối của người còn sống với người đã khuất. Thể hiện nỗi niềm nhớ thương, tri ân và thành kính. Nén nhang thơm gửi gắm tình cảm của người sống với người đã khuất.
Tuy nhiên không phải ai cũng biết chính xác rằng khi thắp hương bao lâu thì hạ lễ, hãy cùng tìm hiểu.
Việc thắp hương cúng thần linh, gia tiên vào rằm mùng 1, giỗ chạp hay lễ Tết thì sẽ luôn đi kèm với việc dâng lễ vật, bao gồm hoa tươi, trái cây hay bánh kẹo, cỗ mặn... gia chủ thường sẽ cắm số nhang lẻ là 1 hoặc 3 nén nhang vào mỗi bát hương.
Sau khi đã lên hương, gia chủ thành tâm chắp tay khấn nguyện, kính mời các vị thần và vong linh tổ tiên về thụ hưởng lễ vật, chứng giám lòng thành, và bày tỏ những mong muốn của mình để được phù hộ.
Ngày xưa, thường thì sẽ phải chờ cháy hết 3 tuần hương mới hạ lễ, mỗi tuần hương là thời gian để cháy hết một nén hương. Gia chủ không nhất thiết phải chờ đến khi đợt hương thứ nhất cháy hết mới thắp tiếp đợt sau mà có thể "gối đầu", chỉ cần đợt trước cháy quá nửa là có thể thắp đợt tiếp theo.
Tuy nhiên hiện nay, do bận rộn và đơn giản hóa việc cúng bái, người ta thường chỉ đốt một tuần hương là hạ lễ.
Theo dân gian, thời gian thắp hương rơi vào khoảng từ 6h đến 10h là đẹp nhất bởi đây là khung giờ tốt, bắt đầu một ngày mới. Trước khi các hoạt động của cả gia đình bắt đầu, nên thắp cho gia tiên nén hương thơm để mong cầu một ngày mới tốt lành.
Khi thắp hương, khấn vái hay hạ lễ, gia chủ cần ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ, nghi thức chỉn chu.
Một số lưu ý khi thắp hương - hạ lễ
- Không vội vàng hạ lễ khi hương chưa cháy hết: Nhiều gia đình do bận rộn nên vội vàng hạ lễ khi hương chưa cháy hết, điều này là không đúng.
- Khi thắp hương và hạ lễ, cần giữ thái độ nghiêm túc, tôn kính; trân trọng, tuyệt đối không cười đùa, bất lễ.
- Làm sạch bàn thờ sau khi hạ lễ: Sau khi đã cúng bái và hạ lễ xong, cần lau dọn bàn thờ cho sạch sẽ.
- Lộc cúng như trái cây, bánh kẹo sau khi hạ lễ nên được phân phát mọi người trong gia đình hoặc hàng xóm để sẻ chia may mắn, tài lộc.
- Không thụ lộc trước mặt bàn thờ, không để trẻ em nghịch đồ cúng.
Tác giả: Thạch Thảo
-
Cuối năm Giáp Thìn 2024, thấy bát hương có 4 dấu hiệu này, thay ngay kẻo tài lộc sa sút
-
Người có ngày sinh Âm lịch kết thúc bằng số 1, 4, 6 là kiên cường trước sóng gió, ắt sẽ hưởng phúc lộc
-
3 cây trầu bà "lá siêu to" nhà giàu thường trưng trong nhà, nhìn rất sang trọng, lại tốt về phong thủy
-
Lái xe đạp ga bỏ đi ngay sau khi đổ xăng, nhân viên ai cũng mừng thầm vì 1 lý do
-
Loại ‘rau Thần Tài’ trồng từ giờ đến Tết là có cây tài lộc, năm mới gọi may mắn vào nhà