Sau khi xuống máy bay, tiếp viên hàng thường đến khách sạn mà không về nhà: Hóa ra lý do thực sự chính đáng

( PHUNUTODAY ) - Có một đặc điểm chung đó là sau khi xuống máy bay, tiếp viên hàng không xuống máy bay lại ngủ ở khách sạn thay vì về nhà. Bạn có biết lý do vì sao?

Tiếp viên hàng không là một công việc được nhiều bạn trẻ yêu thích và mong muốn. Tuy nhiên, đây cũng là một công việc vô cùng đặc thù và rất khác với nhiều công việc phổ thông khác, đặc biệt là về thời gian làm việc. Có một đặc điểm chung đó là sau khi xuống máy bay, tiếp viên hàng không xuống máy bay lại ngủ ở khách sạn thay vì về nhà. Bạn có biết lý do vì sao?

Tại sao sau khi xuống máy bay, các tiếp viên hàng không lại lựa chọn ngủ ở khách sạn thay vì về nhà?

Không lung linh như suy nghĩ của nhiều người, làm việc trên máy bay rất vất vả. Ngày nào các tiếp viên hàng không cũng phải lặp đi lặp lại những công việc giống nhau, đồng thời họ cũng phải chịu áp lực tâm lý rất lớn, vì mỗi ngày họ phải tiếp hàng trăm khách hàng. Thậm chí, có nhiều ngày họ gặp không ít một số khách hàng khó tính cũng như phải xử lý các tình huống ‘khó nhằn’. Trên mỗi chuyến bay, các tiếp viên phải đảm bảo mọi khía cạnh của chuyến bay đều phải được giải quyết theo cách tốt nhất có thể.

Để tránh phiền phức khi di chuyển qua lại, khá nhiều tiếp viên sẽ đến một khách sạn gần sân bay để có thể nghỉ ngơi và sắp xếp lại công việc ngay sau khi xuống máy bay để tránh phải điều chỉnh lại lịch làm việc. Bởi sau khi nhận được thông báo điều chỉnh ca, các tiếp viên này sẽ có thể gấp rút đi làm trong thời gian sớm nhất. Ngoài ra, giữa các chuyến bay cũng sẽ chỉ có một khoảng nghỉ ngắn. Trong khoảng thời gian này, các tiếp viên có thể đến một khách sạn gần sân bay để có thể nghỉ ngơi

Giờ làm việc của tiếp viên sẽ không cố định và các hãng hàng không chính là đơn vị sắp xếp giờ làm việc của các tiếp viên theo từng chuyến bay. Nếu giờ khởi hành chuyến bay bị chậm do bị hoãn lại hoặc vì một lý do nào khác, điều này sẽ khiến lịch trình làm việc của tiếp viên càng thêm phức tạp. Thật khó để có thể đi làm đúng giờ nếu như các tiếp viên chờ đợi ở nhà. Thêm nữa, thời gian tan ca của tiếp viên hàng không vào buổi tối hoặc thậm chí sẽ là đêm khuya và sáng sớm. Về nhà vào thời điểm này cũng rất thiếu an toàn.

Một điều nữa đó là những chỗ ở tạm nghỉ ở gần sân bay cũng được các hãng chi trả. Trên thực tế, hầu như những tiếp viên hàng không này không thích nghỉ ngơi ở khách sạn sau khi kết thúc chuyến bay, nhưng nếu xét nhiều lý do khác nhau, việc ở lại khách sạn là tiện lợi và tiết kiệm chi phí nhất đối với họ.

Một số tiêu chuẩn để trở thành tiếp viên hàng không

+ Tài sắc vẹn toàn

Để có thể trở thành tiếp viên hàng không bạn phải đạt tiêu chuẩn chiều cao, cân nặng, cũng như có trình độ Tiếng Anh cao, lý lịch minh bạch, không có dị tật, hình săm, sẹo ở trên cơ thể. Tiêu chuẩn để làm tiếp viên hàng không là phải đạt chiều cao từ 1m65 đến 1m82 đối với nam trong độ tuổi 18 – 30 tuổi, và từ 1m58 – 1m75 đối với nữ trong độ tuổi 18 – 28 tuổi. Trình độ văn hóa yêu cầu tốt nghiệp THPT trở lên và TOEIC đạt từ 400 trở lên. Các ứng viên ứng tuyển cần phải vui vẻ, hòa đồng, lịch sự, hoạt bát, nhanh nhẹn và nhạy bén trong mọi tình huống.

+ Chịu được áp lực lớn

Khi đã trở thành tiếp viên hàng không bạn sẽ phải chịu áp lực rất lớn. Mỗi tiếp viên hàng không phải thực hiện 04 chuyến bay nội địa mỗi ngày. Thời gian nghỉ giữa các chuyến bay cũng không nhiều. Ngoài ra, công việc trên máy bay khá vất vả, thời gian nghỉ lại ít nên đây là một nghề cũng rất vất vả.

Tác giả: Vũ Thêm