Loài chim được nhắc tới chính là chim hòng hạc, một loại chim có bộ lông đỏ rực như máu. Chim hồng hạc sống ở các hồ nước mặn, đầm lầy và phân bố ở châu Phi, Nam Mỹ và Ấn Độ. Chim hồng hạc có từ rất lâu đời khoảng từ 40 triệu năm trước, hồng hạc đã bay trên bầu trời của Trái Đất.
Truyền thuyết về màu lông của hồng hạc
Những con chim hồng hạc có màu lông đỏ rực như máu. Truyền thuyết nói rằng loài chim này đã cho con non uống máu mình hoặc ăn não mình nên chúng lớn lên có bộ lông màu như vậy. Từng có video cho rằng hồng hạc mổ đầu nhau lấy máu nuôi con khiến nhiều người sốc. Thực chất chất lỏng màu đỏ mà hồng hạc con uống không phải máu, mà là một loại chất dinh dưỡng rất giàu protein và chất béo được gọi là sữa diều (sữa chảy ra từ diều). Sữa có ở tuyến lót, nằm ở phần trên bộ máy tiêu hóa của cả hồng hạc đực và cái. Sữa của chim bố hoặc mẹ sẽ nhỏ lên đầu chim kia để dịch lỏng chảy dần vào miệng con non, chứ hề có hành động mổ. Chim hồng hạc con sẽ sống dựa vào sữa diều trong khoảng 2 tháng sau khi nở.
Thực chất màu lông của loài chim này tới từ carotenoids, một loại sắc tố trong thức ăn của loài chim đặc biệt này. Carotenoid là các hợp chất hữu cơ được tìm thấy trong thực vật và động vật để tạo nên màu vàng, cam hoặc đỏ cho thực phẩm.
Thức ăn chính của tôm hồng hạc là tôm, trai, côn trùng và tảo. Đây đều là nhóm thức ăn rất giàu carotenoid. Khi chim hồng hạc ăn những loại thức ăn này, carotenoid sẽ được tiêu hóa, hấp thụ và lắng đọng trong lông, da và mắt, khiến chúng có có màu đỏ.
Chính vì thế nên chim hồng hạc sinh sống ở vùng khác nhau thì màu lông khác nhau, màu hồng nhạt hoặc đỏ đậm, tùy thuộc vào lượng và loại carotenoids trong thức ăn của chúng khác nhau.
Chim hồng hạc lộn ngược khi tìm mồi
Là một loài chim có đôi chân rất dài mỏ cong xuống dưới và mỏ trên nhỏ hơn mỏ dưới. Cấu trúc mỏ đặc biệt này đã cho phép chim hồng hạc thực hiện một cách săn mồi đặc biệt - kiếm ăn bằng bộ lọc ngược. Khi hồng hạc tìm kiếm thức ăn trong nước, chúng treo ngược đầu dưới mặt nước và nhanh chóng hút, tách nước và cặn bằng lưỡi. Hồng hạc sử dụng những sợi lông lọc ở hai bên miệng để thải nước và cặn từ mỏ trên và nuốt chất lỏng chứa thức ăn từ mỏ dưới.
Chính vì cơ chế cấu tạo như vậy nên hồng hạc có thể lọc thức ăn như tôm, nghêu, côn trùng và tảo trong nước một cách hiệu quả.
Hồng hạc biểu trưng cho tình yêu và cách nuôi chim con đặc biệt
Chim hồng hạc thường được biểu trưng cho đôi lứa. Đó là vì chim hồng hạc là loài động vật trung thành và thường ở bên một bạn tình suốt đời, hình thành mối quan hệ một vợ một chồng.
Hồng hạc khi tán tỉnh bạn đời sẽ cùng khiêu vũ. Những chú hồng hạc sẽ lắc đầu, vỗ cánh, quay vòng tròn, kêu ríu rít... cùng nhau tạo thành một cảnh tượng ngoạn mục. Chúng tìm được bạn đời thì sẽ cùng xây tổ, đẻ trứng. Tổ của loài chim hồng hạc có hình dáng giống như một ngọn đồi nhỏ làm bằng đất, đá, lông vũ và các vật liệu khác, cao khoảng 30 cm, giúp bảo vệ trứng khỏi nước và các loài săn mồi. Mỗi lần chim chỉ đẻ 1 trứng rồi chim bố chim mẹ thay nhau ấp trứng. Sau khoảng 28-32 ngày ấp thì chim con chào đời.
Lúc chào đời chim non có màu lông trắng xám. Phải mất khoảng ba năm để chúng có được bộ lông màu đỏ giống như chim bố mẹ. Chim hồng hạc con có thể bơi và kiếm ăn ngay sau khi sinh, nhưng chúng vẫn cần được bố mẹ bảo vệ và cho ăn thường xuyên.
Chim hồng hạc cho con ăn bằng sữa thực vật "Crop milk - sữa thực vật". Đây là dạng chất lỏng trắng đục chứa các chất dinh dưỡng như protein, chất béo và carotenoid do một số loài tiết ra, có thể đáp ứng nhu cầu tăng trưởng của chim non (nó được tìm thấy trên tất cả các loài chim bồ câu và hồng hạc, do đó nó còn được gọi là sữa chim bồ câu).Cả chim hồng hạc bố và mẹ đều có thể tiết ra sữa này. Trong sữa này có chứa carotenoids nên nó có màu đỏ hoặc hồng, và đó chính là thứ mà người ta vẫn hay lầm tưởng là "máu" của chim bố mẹ.
Loài chim cần được bảo vệ
Ngoài việc tiết ra sữa màu lạ, chim hồng hạc cũng có những thói quen sinh hoạt phức tạp và bí ẩn, chẳng hạn như bú lọc ngược, khiêu vũ tập thể để tán tỉnh, bú sữa, v.v., khiến mọi người đầy tò mò và kính sợ đối với chúng.
Chim hồng hạc cũng là loại chim đặc biệt dù cơ có thể cao đến 1,45 mét nhưng lại có cặp chân vô cùng khẳng khiu. Chim hồng hạc cũng thích đứng 1 chân.
Chim hồng hạc cũng là loài chim báo mưa, chúng nhạy cảm với mưa. Loài chim này xuất hiện báo hiệu khi nào trời mưa có thể là những con chim rất nhạy cảm với những giọt cực nhỏ trong áp suất khí quyển báo hiệu cơn mưa sắp tới.
Ngày nay chim hồng hạc đang bị suy giảm số lượng vì phải đối mặt với nhiều mối đe dọa và thách thức như suy thoái đất ngập nước, biến đổi khí hậu, săn bắn trái phép, v.v. dẫn đến sự suy giảm quần thể và giảm phạm vi phân bố.
Các nhà môi trường kêu gọi tăng cường bảo vệ, quản lý loài chim hồng hạc cũng như môi trường sống của chúng để những thiên thần màu hồng này có thể tiếp tục thể hiện sự duyên dáng và sức sống của mình trên Trái Đất.
Tác giả: An Nhiên
-
Từ 25/7 đến 25/8, 3 tuổi cầu được ước thấy, đổi đời giàu to
-
Cơ hội đổi đời cuối tháng 6 Âm: 3 con giáp may mắn, vượt qua khó khăn, rước lộc tới tấp
-
Tiền - Tài - Danh hội tụ: 3 tuổi cá Chép hóa Rồng, tiền đè cực kỳ giàu có trong tháng 8 Dương
-
3 tuổi thời hoàng kim đã tới cuối năm 2024 may mắn, 2025 phát tài giàu to
-
Món ăn chống đói thời bao cấp nay thành đặc sản ‘hot trend’ giá 80.000 đồng/kg