‘Sức mạnh mềm’ giúp người Nhật dựng xây xã hội thịnh vượng

( PHUNUTODAY ) - Một dân tộc mà một người vô gia cư nghèo khó cũng tự trọng đến mức không muốn “làm phiền” ai, một đứa trẻ tiểu học cũng có trách nhiệm đảm bảo an toàn cho người khác thì chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi không có tham nhũng, trộm cắp, lừa đảo xảy ra trên đất nước mặt trời mọc.

 Lời kể của một người vô gia cư

“Trước đây tôi từng là nhân viên của một công ty sản xuất linh kiện điện tử khá lớn ở thành phố Osaka, tôi làm việc ở đó 25 năm, thu nhập và cuộc sống khá ổn định. Tuy nhiên, 3 năm trước, tôi bị bệnh kém trí nhớ và không còn đủ sức khỏe để đảm nhận công việc được giao nên đã chủ động viết đơn xin nghỉ việc. Khi đó đồng nghiệp và giám đốc công ty đều khuyên tôi ở lại, họ sẽ sắp xếp cho tôi một công việc phù hợp nhưng biết mình ko còn giúp được gì nhiều cho công ty, thậm chí còn làm phiền đến mọi người nên tôi vẫn quyết tâm ra đi.

Khi còn trẻ, vì quá ham công biệc mà không quan tâm đến chuyện lập gia đình nên đến giờ tôi vẫn độc thân. Tôi có một người em trai và một chị gái nhưng vì không muốn phiền đến họ nên tôi nói đã chuyển công việc và cuộc sống vẫn tốt.

Trong thời gian làm việc tôi cũng tích góp được một chút tiền nhưng khi nghỉ làm không có thu nhập và phải trang trải các khoản phí và tiền thuốc men chữa bệnh nên số tiền cuối cùng đã hết. Hiện tại, tôi không có công việc làm, hàng ngày tôi làm “omamori” (lá bùa may mắn) mang đến các công viên và nhà ga để nhờ mọi người ủng hộ, tối thì về những cửa hàng tiện lợi để nghỉ ngơi.

Mỗi ngày tôi kiếm được khoảng 300-700 yên (khoảng 60-140 nghìn đồng), nhưng vì căn bệnh kém trí nhớ nên nhiều lúc tôi không nhớ đường, những lúc như thế tôi ngủ ở bất kỳ chỗ nào có thể như công viên, nhà ga, ghế đá… nhưng tôi không đến gần nhà người khác vì sợ họ giật mình khi nhìn thấy những người như tôi.

Tôi không biết mình còn sống được bao lâu nữa, nhưng ngày nào tôi còn cử động được thì tôi không muốn mình phải làm gánh nặng cho người khác. Vì việc xấu hổ và nhục nhã nhất trong mắt người Nhật chính là sự “vô dụng”. Thế nên, tôi phải lao động đến ngày cuối cùng của cuộc đời mình.

Tuy tôi là người vô gia cư nhưng tôi ngồi đây không phải để  “ăn xin” nên đừng nghĩ như thế, hãy tôn trọng tôi. Đó là cách tốt nhất để bắt đầu một mối quan hệ với tôi”.

Cách người Nhật đối mặt với thiên tai

Không giống như ở một số nước khác sau thảm họa, ở Nhật không thấy cảnh “đục nước béo cò”, trộm cướp, hôi của. Dù rất đói, rất khát, họ vẫn xếp hàng để chờ được nhận hàng lương thực theo thứ tự. Mọi người chia nhau đồ cứu trợ, động viên nhau, chẳng thấy một tiếng phàn nàn hay oán trách nào. Các siêu thị của Nhật cũng giảm giá mạnh, thường là từ 30 – 40%, thay vì tăng giá trong lúc khó khăn để trục lợi.

Trên sân ga giá lạnh, nhiều người mệt mỏi chờ tàu khi hệ thống giao thông tê liệt chợt ấm lòng khi vài người vô gia cư mang thùng các tông đến để trải ra ngồi cho đỡ lạnh. Người Nhật ngồi dọc theo các hành lang lên xuống, nhưng vẫn đảm bảo đoạn giữa trống và người khác có thể đi lại được Thậm chí khi đi đến đèn xanh đèn đỏ, mọi người vẫn đứng chờ đèn hiệu, trật tự, không hoảng loạn.

Các thành phố lớn luân phiên cắt điện do bị ảnh hưởng bởi các vụ cháy nổ ở nhà máy điện hạt nhân. Mọi thứ đều rất tồi tệ nhưng thế giới vẫn nhận thấy ở người Nhật Bản ánh lên niềm tin vào cuộc sống. Thảm họa thiên nhiên có thể còn kinh khủng, tồi tệ hơn nhiều nếu tiếp thêm vào đó là sự hoảng loạn, tranh cướp của con người.

Một dân tộc mà một người vô gia cư nghèo khó cũng tự trọng đến mức không muốn “làm phiền” ai, một đứa trẻ tiểu học cũng có trách nhiệm đảm bảo an toàn cho người khác thì chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi không có tham nhũng, trộm cắp, lừa đảo, đi cửa sau, dựa dẫm, ỷ lại… xảy ra trên đất nước mặt trời mọc.

Ở một hòn đảo nhỏ xíu giữa biển khơi, tài nguyên hầu như không có gì, và phải chịu đựng đủ mọi loại thiên tai và hậu quả chiến tranh nặng nề, vậy mà chỉ trong một thời gian ngắn đã có thể vươn lên vị trí cường quốc với nền kinh tế lớn thứ ba thế giới? Suy cho cùng thì chính sức mạnh con người Nhật Bản còn vĩ đại hơn gấp nhiều lần công nghệ của họ.

Tác giả:

Tin nên đọc