Tác dụng của đậu đen

( PHUNUTODAY ) - Bảng phân tách thành phần của đậu đen đã cho thấy đậu đen có đủ các loại đạm thiết yếu, kể cả arginine và 3 loại acid amin khác mà khoa học gọi là BCCAs[ii], leucin, valin và isoleucin.

Đông y cho rằng sắc đen thuộc hành Thuỷ, liên quan đến tạng Thận, có tác dụng dẫn thuốc về Thận. Một số loại thuốc, nhất là Hà thủ ô, vị thuốc bổ Thận, làm đen râu tóc, thường được sao tẩm nhiều lần với đậu đen. Hơn nữa, về mặt “thiên nhân tương ứng” đậu đen có hình dạng giống như quả thận trong thân người. Do đó, theo Y học cổ truyền, đậu đen có tác dụng bổ Thận.

Thực ra, điều nầy không phải là không có căn cứ. Trước hết, chất đạm, nhất là arginine trong đậu đen là nguyên liệu sinh ra tinh. Bảng phân tách thành phần[i] của đậu đen đã cho thấy đậu đen có đủ các loại đạm thiết yếu, kể cả arginine và 3 loại acid amin khác mà khoa học gọi là BCCAs[ii], leucin, valin và isoleucin. Mỗi 100g đậu đen cung cấp 0,97g valine; 1,26g leucine và 1,11g isoleucine. BCAAS là chữ viết tắt của branched chain amino acids là thuật ngữ để chỉ 3 loại acid amin đặc biệt quan trọng trong nhóm 8 loại acid amin thiết yếu.

BCAAs đôi khi còn được gọi là những stress amino acids, loại đạm thường dùng để phục hồi hoặc sửa chữa những tổn thương từ những stress thể lực của những vận động viên và một số trường hợp bị thương tích nặng hoặc sau phẫu thuật, đặc biệt là cải thiện khả năng nhận thức ghi nhớ sau những tổn thương ở não do bệnh tật hay do thương tích[iii].

Ngoài ra, khoa học còn cho biết một số trường hợp thiếu chất khoáng molypdenum[iv], loại khoáng chất vi lượng có nhiều trong đậu đen, có thể dẫn đến bất lực ở nam giới. Phải chăng một số nhận định thoạt nghe có vẻ như hàm hồ của nền y học cổ đã dần dần được khoa học chứng minh?

Giảm cholesterol

Giảm cholesterol trong máu sẽ ngăn ngừa sự dày lên của các thành động mạch, từ đó có thể ngăn ngừa các cơn đau tim và đột quỵ. Ngoài ra, đậu đen cũng có một lượng nhỏ các a xít béo omega 3, một dạng cholesterol tốt giúp cân bằng các ảnh hưởng tiêu cực của các cholesterol xấu.

Duy trì khung xương vững chắc.

Sắt, phốt pho, can xi, ma giê, mangan, đồng và kẽm trong đậu đen góp phần xây dựng và duy trì cấu trúc và sức khỏe của xương. Can xi và phốt pho rất quan trọng trong cấu trúc xương, trong khi sắt và kẽm đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự vững chắc và đàn hồi của xương và khớp.

Giảm nguy cơ ung thư.

Đậu đen đã được chứng minh là có tác dụng làm giảm nguy cơ một số loại ung thư, nhờ chất flavonoid tìm thấy trong lớp vỏ đậu đen. Có 8 flavonoid khác nhau được tìm thấy trong lớp vỏ, và 3 trong số đó là anthocyanins. Flavonoid về cơ bản là các chất tạo ra màu sắc có chức năng như chất chống ô xy hóa chống lại bệnh tật và các gốc tự do. Còn anthocyanins là các chất màu, chúng có thể tác động mạnh lên cơ thể, bao gồm từ ức chế sự phát triển mạch máu đến khối u ung thư, làm chậm sự phát triển của các tế bào nguy hiểm và tăng tốc độ apoptosis (tế bào chết) trong các tế bào ung thư. Các anthocyanins, cùng với tất cả các chất dinh dưỡng thực vật khác được tìm thấy trong lớp vỏ đậu đen, trở thành một vũ khí lợi hại trong cuộc chiến chống lại ung thư.

Kiểm soát bệnh tiểu đường.

Nghiên cứu cho thấy người bệnh tiểu đường loại 1 có chế độ ăn nhiều chất xơ giảm được lượng đường huyết, còn người bị tiểu đường loại 2 có thể cải thiện được đường máu, mỡ máu và insulin. Một chén đậu đen nấu chín cung cấp 15 gr chất xơ.

Nguồn dinh dưỡng tốt cho phụ nữ.

Bên cạnh hàm lượng đạm tốt và dễ tiêu hoá, đậu đen còn có thành phần của sắt và folate, 2 loại vi chất cần thiết cho phụ nữ. Sắt là loại khoáng chất cần cho sự tạo máu. Folate tức sinh tố B6 rất cần thiết cho những phụ nữ đang có thai. Thiếu folate có thể dẫn đến sự phát triển bất bình thường của thai nhi. Tập hợp nhóm sinh tố B và những khoáng chất Ca., Mg. trong hạt đậu thô còn được xem là những vi chất chống stress giúp làm nhẹ những cơn bốc hoả ở những phụ nữ tuổi mãn kinh.

Đậu đen và tác dụng giải độc.

Sulfites là loại hoá chất bảo quản thường được dùng trong một số loại thực phẩm công nghiệp. Một số người nhạy cảm với sulfites có thể bị tăng nhịp tim, nhức đầu, giảm sự tập trung. Molypdenum trong đậu đen là thành phần của những enzym oxidase có tác dụng khử độc sulfites. Một chén đậu đen có chứa tới 172% nhu cầu khoáng chất molypdenum cần thiết cho cơ thể trong ngày.

Tác giả:

Tin nên đọc