Hướng nhà trong quan niệm xưa vô cùng quan trọng không chỉ vì phong thủy mà còn phải phù hợp với đặc trưng khí hậu. Nhất là khi con người có niềm tin mãnh liệt vào tâm linh và sống dựa vào thiên nhiên thì chọn hướng nhà càng quan trọng.
Tại sao cung vua phủ chúa, nhà dân thời xưa thường chọn hướng Nam?
Việt Nam là đất nước nhiệt đới nóng ẩm gió mùa nên hướng Nam là hướng tốt đón gió mát mùa hè, tránh được gió Bắc lạnh mùa đông. Hơn nữa nhà hướng Nam đón được ánh sáng tự nhiên mà không bị nắng mặt trời thẳng chiếu vào nhà như hướng Đông, hướng Tây.
Do đó xét về góc độ khoa học, nhà hướng Nam là hướng tốt nhất trong các hướng, tạo thuận lợi cho sinh hoạt, đảm bảo sức khỏe con người. Sống trong ngôi nhà hướng Nam người ta thấy sự mát mẻ, không gian thoáng, dễ chịu không phải chịu cảnh oi bức mùa hè và giá lạnh mùa đông. Điều đó giúp gia chủ khỏe mạnh thư thái, giảm bệnh tật.
Về phong thủy, hướng Nam là hướng đẹp nhất trong phong thủy vì đây là hướng dương, mang nhiều phúc khí, năng lượng tích cực giúp gia chủ giàu có.
Theo Tiên thiên bát quái, hướng Nam tượng trưng cho quẻ Càn, biểu thị sự cao quý và quyền uy. Chính vì thế cung vua phủ chúa lại càng trọng hướng Nam. Theo Hậu thiên bát quái, hướng Nam là quẻ Ly, biểu tượng của ánh sáng, lửa và sự thông tuệ. Thế nên vua chúa tọa hướng Bắc nhìn về Nam để cai trị thiên hạ. Còn người dân làm nhà hướng Nam thì để hướng về ánh sáng, hướng về vua chúa thể hiện sự trung thành quy phục, cầu vinh hoa phú quý.
Tại sao vua Gia Long lại chọn hướng Đông Nam?
Khi xây kinh thành Huế, Vua Gia Long đã phải thực hiện di dời và đền bù cho người dân trên địa bàn lớn. Ông cũng cho xem ngày khởi công. Nhưng không giống như kinh thành theo hướng Nam thông thường, ông lại cho xây hướng Đông Nam?
Phải chăng vua Gia Long khác các vua chúa khác hay có điều gì uẩn khúc ở đây?
Theo nhiều tài liệu, vua Gia Long đã chọn ngày 9.5.1804 dương lịch để bắt tay xây dựng vòng trong thành (vòng trong của Đại Nội) với tổng chu vi 4 cạnh là 307 trượng, 3 thước 4 tấc (1.229m), thành bằng gạch cao 9 thước 2 tấc (3m68) và dày 1 thước 8 tấc (0m72).
Đặc biệt thông tin trên các cung điện đều có ghi rõ can chi, ngày khởi công xây dựng, có ghi rõ ngày giờ tốt. Như vậy có thể thấy Vua Gia Long cũng như nhiều vua chúa khác có chú trọng phong thủy, tâm linh.
Nhưng tại sao kinh thành Huế lại hướng Đông Nam thì phải xem xét địa lý của mảnh đất này. Địa thế núi sông, long mạch, hướng sông, hướng núi của kinh thành Huế rất đặc biệt. Các dòng sông bắt nguồn từ dãy núi Trường Sơn đồ xuống theo hướng Tây Bắc Đông Nam. Đặc biệt dòng sông Hương chảy theo hướng Tây bắc Đông Nam.
Thế nên theo thế này thì phong thủy tốt nhất cho kinh thành Huế phải là hướng Đông Nam không phải hướng Nam truyền thống.
Cấu trúc ngôi nhà, cung điện, phía trước sẽ được gọi là chu tước tức chim sẻ đỏ thuộc hướng Nam, là hành hỏa, Phía trái (từ ngoài nhìn vào) gọi là bạch hổ (hổ trắng) thuộc hướng Tây, hành kim. Phía phải gọi là thanh long (rồng xanh) thuộc hướng Đông, hành mộc. Phía sau gọi là huyền vũ (rùa đen) thuộc hướng Bắc, hành thủy. Khi xây dựng kinh thành thì cũng dựa theo hướng thiên nhiên, ngũ hành để khắc chế sửa đổi tạo quân bình, rồi dùng ngũ hành mà tạo lục thân để đoán vị và quy hoạch, bố tri cung điện.
Trong quan niệm phong thủy thì phía Tây thuộc về chủ; phía Đông thuộc về thê thiếp, bạn bè ti bộc, vật giá, châu báu, kho đụn, vật loại… tức là những thứ mà chủ sai khiến, sử dụng; phía sau thuộc về tử tôn, môn sinh, trung thần, lương tướng. Trong khi đó kinh thành Huế có nước bốn bề, nên ở góc nhìn phong thủy được xem là đất phát tài tụ thủy. Nhưng phía Tây tức phía của vua lại có núi xung sát, sông Hương uốn khúc nên hành kim rất vượng hại cho phía Đông, chủ hành mộc (kim khắc mộc). Nếu yếu tố mộc không tốt thì sẽ hạn chế về của cải, dân chúng, thương mại…, kim động sẽ gây hại cho dương trạch nên dễ sinh tật bệnh, tổn hại gia đạo. Vì thế phải xây chúa miếu ở phía Tây để trấn. Đó là lý do ra đời Văn Miếu, chùa Thiên Mụ ở phía Tây kinh thành Huế. Điều đó thấy vua Gia Long đã vận dụng dịch lý và thuật phong thủy theo thực tế địa hình cụ thể của kinh thành Huế để tạo thế phong thủy tốt nhất.
Nếu xây kinh thành Huế hướng Nam thì sẽ tạo với sông Hương chảy theo hướng Tây nam – Đông bắc, ngang qua kinh thành một góc ước khoảng 45 độ thì các yếu tố phong thủy như Minh đường, Thanh long, Bạch hổ… sẽ không còn giá trị phong thủy nữa. Việc xây kinh thành Huế hướng Đông Nam nên sẽ có sông Hương làm minh đường, hưởng được tính chất tốt của hai hòn đảo nhỏ tức Cồn Hến và Dã Viên.
Sông Hương chảy ngược từ Nam lên Bắc, trong khi đó nếu theo phong thủy thì sông phải chảy từ Bắc về Nam nhưng dòng Hương do địa hình thực tế đã chảy ngược lại. Nhìn rộng ra thì cả khu vực đồi núi này bắt nguồn từ Trường Sơn, tạt ngang ra biển, tạo nên một đại cuộc đất là Hoành Long.
Hơn nữa đặc điểm dòng sông Hương uốn lượn rất nhiều lần qua đồi Vọng Cảnh, chảy về phía Nguyệt Biều, rồi lật trở lại chảy qua mặt thành chứng tỏ là đất có nhiểu sinh khí. Mặt đất nhược dần về phía kinh thành tạo ra một vài thế đất kết tụ gọi là Thủy Hử (phần đất được sông đổi hướng chảy ôm lấy tạo thành). Người xưa cũng cho rằng khi mạch sơn cước như thế thì xuống thấp sẽ hiền hòa và sẽ tạo huyệt địa kết phát. Do đó khu đất xây kinh thành Huế được xem là khu đất tốt phong thủy. Kinh thành Huế xây lên thì thành có án, có tả thanh long, hữu bạch hổ triều củng, có “thủy đáo điện tiền” và đoạn sông trước thành đồng thời đóng vai trò minh đường cho thành.
Thế nên hậu thế xem lại thì càng thán phục vì vua Gia Long đã rất kỹ lưỡng khi chọn hướng Đông nam cho kinh thành Huế. Do đó khi áp dụng phong thủy phải áp dụng trên địa hình trực tiếp cụ thể chứ không chỉ là chung chung.
Tác giả: Như Bình
-
Sau đêm nay: 3 tuổi Thánh Mẫu Nương Nương Ban Lộc, Trúng Độc Đắc, Tiền vào như nước Sông Đà
-
Sau 18/4 dương: 3 tuổi Lộc Trời Rơi Xuống, danh tiếng vang xa, tiền tiêu không xuể
-
Trời cao an bài, qua tháng 4 đến tháng 5/2025: 3 tuổi 'vươn mình' đón lộc, đếm tiền mỏi tay
-
Tam Tai, Thái Tuế qua đi: 4 con giáp này sẽ nhanh chóng 'lật ngược tình thế', kiếm tiền như vũ bão
-
4 con giáp đổi vận 3 tháng liên tiếp: Tháng 5 tái sinh, tháng 6 giẫm lên tiền, tháng 7 giàu đến ngột ngạt