1. Lý do khiến bình nóng lạnh trở nên nguy hiểm
Cấu tạo vỏ bình chứa nước
Điểm thứ 2 khiến bình nóng lạnh trở nên nguy hiểm khi có điện đó là cấu tạo vỏ bình. Hãy nhìn vào hình mặt cắt bên dưới.
Bình chứa nước không phải bình kín hoàn toàn, để đưa được thanh đốt vào bên trong bình, người ta phải khoét 1 lỗ trên vỏ bình và đưa thanh đốt vào trong. Vị trí khoét lỗ thường phải nằm dưới mực nước trong bình để đảm bảo thanh đốt luôn nằm trong nước. Chính vì thế lỗ này phải được làm kín nước bằng 1 gioăng cao su.
Ngay mặt ngoài của vị trí khoét lỗ, người ta thường sẽ để bảng đèn tín hiệu, bộ điều chỉnh nhiệt độ v.v... và tất nhiên nó có điện.
Nếu qua thời gian sử dụng lâu dài, gioăng cao su bị lão hóa và không còn giữ kín nước tốt như ban đầu, nước sẽ rò rỉ và dễ dàng xâm nhập vào bảng điện gây cháy nổ và nguy hiểm nhất là rò điện mà người sử dụng không hay biết.
Thợ thi công cẩu thả, vô tâm
Các nhà sản xuất bình nóng lạnh cũng biết bình nóng lạnh nguy hiểm ra sao nếu rò điện, nên cũng đã có sẵn phương án đề phòng. Các loại bình nóng lạnh dùng điện đều có 1 dây nối đất an toàn để dẫn điện đi xuống đất nếu rò rỉ điện xảy ra.
Người sử dụng nếu không may gặp sự cố rò rỉ điện cũng sẽ chỉ chịu 1 phần nhỏ tác động vì phần lớn điện năng đã theo dây nối đất tản xuống đất.
Thế nhưng, như chúng ta biết, thiết kế nhà của Việt Nam thường không có dây thứ 3 (dây nối đất) nên thường người thợ sẽ phải nối dây này vào hệ thống ống nước bằng sắt nằm trong tường nếu có. Nhưng phải đục khoét 1 số điểm trên tường gây mất thời gian và thẩm mỹ.
Vì thế một số người thợ không chuyên hoặc vô tâm đã cắt luôn sợi dây an toàn nói trên mà không có sự cảnh báo nào cho gia chủ. Đây cũng là một nguyên nhân khá phổ biến khiến cho bình nóng lạnh nguy hiểm khi có điện.
Không kiểm tra định kỳ
Bình nóng lạnh thường rất bền, có thể hoạt động hàng chục năm mà không có vấn đề gì, chính vì thế nó khiến cho người sử dụng quên mất sự tồn tại của nó.
Thế nhưng trong điều kiện nhiệt độ cao, các phản ứng hóa học gây lão hóa và ăn mòn đều tăng lên rất nhiều so với điều kiện bình thường. Bằng chứng là hãy nhìn phần bình nóng lạnh bên ống nước nóng bao giờ cũng rỉ sét và xuống cấp hơn so với ống nước lạnh đặt ngay cạnh.
Bên trong bình cũng có sẵn 1 thanh kim loại (thường là Magie) có nhiệm vụ như vật thế thân. Khi sử dụng thời gian dài, thanh Magie sẽ bị ăn mòn trước sau đó mới tới các phần kim loại của vỏ bình.
2. Bật bình nóng lạnh khi tắm: Đừng dại dột đùa với tử thần!
Trong quá trình tắm và dùng nước nóng, nhiệt độ trong bình sẽ thay đổi. Hệ thống sẽ tự cảm biến và sẽ cấp điện lại cho bình để tiếp tục làm nóng nước, do vậy, khả năng bạn bị điện giật khi vừa tắm vừa bật bình sẽ tăng cao.
Không chỉ vậy, còn nhiều nguyên nhân khác làm tăng khả năng rò điện, khiến người dùng bị điện giật như: thanh cấp điện sau thời gian dài sử dụng bị bám cặn, hao mòn sẽ gây rò điện vào nước; dây điện lắp chung với ống dẫn nước dùng lâu có thể han gỉ, giòn cũng gây rò điện; gioăng cao su cách điện nối với dây mayso, vỏ bình, dây dẫn bị nứt sẽ dẫn điện... Như vậy, sẽ rất nguy hiểm đến tính mạng.
Theo giảng viên Phạm Thế Dự, dù có trang bị rơ-le chống giật hay không, cách duy nhất có thể đảm bảo an toàn cho người dùng bình nóng lạnh vẫn là bật nước nóng trước, chờ đủ thời gian làm nóng thì ngắt hẳn nguồn điện vào bình rồi mới bắt đầu dùng nước:
“Rơ-le chống giật ngày nay cũng khá phổ biến. Hầu hết các bình nóng lạnh đời mới đều được trang bị. Nhưng mục đích chỉ là phòng khi người dùng quên không ngắt điện. Nếu có xảy ra rò rỉ thì sẽ giảm mức độ nghiêm trọng của tai nạn chứ không thể an toàn bằng việc ngắt điện hoàn toàn”.
Trên thực tế, nguyên lý hoạt động của bình nóng lạnh là đốt nóng, khi khởi động không hề gây tốn điện nhiều như điều hòa, tủ lạnh… Bởi vậy, việc đóng/ngắt điện khi sử dụng là biện pháp an toàn mà vẫn đảm bảo tiết kiệm, kinh tế.
Ngoài ra, khi bình quá “già nua” sau nhiều năm sử dụng, cần thường xuyên bảo trì và kiểm tra bằng bút thử điện xem bình có rò rỉ hay không, và thay mới nếu cần. Theo lời khuyên của các chuyên gia, khi phát hiện có người bị giật, không nên lao vào cứu. Việc đầu tiên là nhanh chóng ngắt cầu dao điện, sau đó đưa người bị giật ra khỏi vùng nước nhiễm điện và sơ cứu.
Tác giả: