Tết Nguyên đán năm 2025, đốt pháo hoa như thế nào thì mới đúng luật? Nếu như đốt pháo nổ trái phép thì sẽ bị xử phạt như thế nào?
Tết Nguyên đán năm 2025, đốt pháo hoa như thế nào mới mới đúng luật?
Theo quy định tại khoản 1 thuộc Điều 3 Nghị định 137/2020/NĐ-CP, hiện nay có 02 loại pháo hoa là: pháo hoa nổ và pháo hoa.
Trong đó, pháo nổ là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc sản xuất công nghiệp. Khi có tác động của xung kích thích như cơ, nhiệt, hóa hoặc điện sẽ gây ra tiếng nổ hoặc gây ra tiếng rít, tiếng nổ và có cả hiệu ứng màu sắc trong không gian.
Còn pháo hoa là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc sản xuất công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích như cơ, nhiệt, hóa hoặc điện tạo ra các hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian và không gây ra tiếng nổ.
Tại Điều 11 Nghị định số 137/2020/NĐ-CP quy định, đối với pháo hoa nổ thì chỉ được Nhà nước tổ chức bắn vào các dịp lễ lớn như như Tết Nguyên đán, Giỗ Tổ Hùng Vương, Quốc Khánh 02/9, Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ 30/4, các sự kiện văn hóa, du lịch, thể thao mang tính quốc gia, quốc tế hoặc trong các trường hợp khác do Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch quyết định.
Bên cạnh đó, tại Điều 17 thuộc Nghị định 137/2020/NĐ-CP quy định các trường hợp người dân sẽ được phép sử dụng pháo hoa như sau:
- Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ được sử dụng pháo hoa trong một số trường hợp sau: Lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, lễ khai trương, ngày kỷ niệm và trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật.
- Các cơ quan, tổ chức, cá nhân khi sử dụng pháo hoa sẽ chỉ được mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp được cấp phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa.
Như vậy, vào dịp Tết Nguyên đán năm 2025, chỉ có các cơ quan, tổ chức, người từ đủ 18 tuổi trở lên không bị mắc các bệnh tâm thần mới được đốt pháo hoa, tuyệt đối sẽ không được đốt pháo nổ và pháo hoa đó sẽ phải được mua tại các tổ chức, các doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa.
Đốt pháo nổ trái phép sẽ bị xử phạt như thế nào?
Tại điểm i khoản 3, khoản 7 thuộc Điều 11 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định như sau:
- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng cho đến 10.000.000 đồng khi sử dụng các loại pháo, thuốc pháo trái phép
- Hình thức xử phạt bổ sung đó là tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm đối với hành vi trên.
Đồng thời, căn cứ tại khoản 2 Điều 4 thuộc Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định mức phạt tiền tại Điều 11 thuộc Nghị định 144/2021/NĐ-CP là mức phạt được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của các cá nhân. Đối với tổ chức mà có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền sẽ gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Như vậy, cá nhân có hành vi đốt pháo nổ trái phép có thể sẽ bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng, còn mức phạt đối với tổ chức là từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng.
Với trường hợp sử dụng lượng pháo trái phép quá lớn thì còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội sử dụng, mua bán trái phép các vật liệu nổ với khung hình phạt cao nhất lên đến tù chung thân.
Tác giả: Vũ Thêm
-
Thần Tài thổi bay vận xui sau hôm nay: 3 tuổi gặp hoạ hoá phúc, Tình - Tiền đầy tay
-
Làm thế nào để cây hoa giấy trổ bông đúng dịp Tết? Áp dụng ngay quy tắc '1 nhiều - 1 ít' này
-
Sau mùng 1 Tết Dương: 3 tuổi Tài Lộc Bùng Nổ, giàu nhất tuổi đầu tiên
-
3 con giáp lộc trời hội tụ, hên đủ đường trước tết Ất Tỵ 2025
-
Qua đêm nay tới Tết Ất Tỵ 2025: 3 tuổi giàu số 2 không ai số 1, đặc biệt tuổi đầu tiên