Một hôm thầy giáo của chúng tôi bảo mỗi người mang theo một bao khoai tây vào lớp. Thầy dặn chúng tôi ghi tên những người mà cho đến giờ chúng tôi vẫn chưa tha thứ được lên các củ khoai, mỗi người tương xứng với một củ. Khi cho khoai vào bao, chúng tôi nhận thấy một số bao rất nặng nề.
Sau đó thầy yêu cầu chúng tôi mang bao này theo mình trong vòng một tuần. Khi thì đặt nó bên cạnh giường ngủ, trên ghế xe hơi lúc lái xe, khi thì đặt bên bàn làm việc. Sự phiền toái vì lúc nào cũng có một bao khoai kè kè bên mình đã giúp chúng tôi nhận thấy gánh nặng tinh thần to lớn mà mình đang phải mang theo.
Hơn nữa, chúng tôi còn phải luôn để mắt đến nó để không bỏ quên và cứ phải đặt nó ở những nơi thật dễ thấy khiến cho chúng tôi bị bẽ mặt. Dĩ nhiên sau một thời gian những củ khoai tây trong bao dần dần bị hư thối hoàn toàn.
Một thời gian sau, tất cả học sinh đều nhận ra rằng chiếc túi đó quả thực là một gánh nặng. Sinh hoạt cá nhân của họ đều gặp không ít trở ngại. Khi ăn, ngủ, vệ sinh, họ đều phải mang nó kè kè bên mình. Ngoài ra, ngày tháng trôi qua, những củ khoai tây để trong túi đã bắt đầu phân huỷ, thối hỏng, trở thành một loại chất nhầy nhụa, bốc mùi.
Lúc ấy, người thầy nọ ôn tồn giảng: “Các em thấy đấy, không thể tha thứ cho người khác chính là một loại gánh nặng. Tâm oán hận sẽ tích tồn những thứ dơ bẩn trong lòng. Nếu mãi ôm giữ oán hận rồi chúng ta sẽ tự làm cho bản thân mình trở nên nhơ nhuốc đi”.
Thực sự, tha thứ chính là một loại sức mạnh tinh thần. Tha thứ không phải yếu đuối, nhu nhược, dĩ hoà vi quý, tha thứ càng không phải đầu hàng, chấp nhận buông xuôi. Tha thứ là đặt mình ở trên người khác để bao dung họ.
Cổ nhân dạy: “Lùi một bước biển rộng trời cao”. Nếu bạn thực sự có thể lùi lại, lấy tĩnh khí của mình để xét đoán sự việc thì sẽ thực sự nhìn thấy được một cảnh tượng mĩ diệu khác. Đó là cảnh giới của người quân tử, cảnh giới của sự bao dung, từ bi, của tinh thần vị tha, cao thượng.
Không thể tha thứ còn là biểu hiện của sự ích kỷ. Khi đặt mình cao hơn người khác, muốn mình trở thành trung tâm vũ trụ, người ta tất nhiên không muốn bị ai làm thương tổn. Vả lại, khi làm tổn thương người khác, ta luôn mong muốn họ thông cảm, thấu hiểu và bao dung cho mình. Trong khi rất nhiều lúc chính ta lại không làm được điều ấy ở những trường hợp ngược lại.
Trong mỗi con người, ai ai cũng tồn tại lòng ích kỉ. Người mạnh sẽ có khả năng đóng củi sắt con "quỷ" ích kỉ đó. Người yếu kém sẽ để nó tung hoàng tác oai tác quái. Nhưng chiếc "củi sắt" nhốt lòng ích kỉ làm bằng "lương tâm" và "ý chí". Nếu con người không giữ vững được lương tâm và ý chí của mình thì lòng ích kỉ có thể thoát ra bất cứ lúc nào. Vì thế nên mới nói ích kỉ là kẻ thù hùng mạnh nhất của lương tâm.
Mac-đen đã từng nói: "Tính ích kỉ là nguyên nhân của mọi sự tàn ác". Từ việc chỉ biết có bản thân, người ta dễ dàng lầm lạc bước vào con đường tội lỗi. Lúc đó họ không còn biết gì đến mọi người xung quanh. Thế mới thấy, ích kỉ thật là đáng sợ.
Không chỉ ảnh hưởng đến người xung quanh mà lòng ích kỉ còn làm hại chính người..."nuôi dưỡng" nó. Nó giống như ngọn gió sa mạc làm khô héo tất cả. Khô héo tâm hồn ta và khô héo tình cảm người khác dành cho ta nữa.
Tác giả: