Trong cuốn sách "Bí quyết tự chăm sóc sức khỏe của 5 thế hệ Đông y Trung Quốc" đánh giá rất cao tác dụng của khoai lang đối với sức khỏe.
Những bệnh nhân mắc bệnh táo bón, thải độc kém, dẫn đến cơ thể bị nhiễm độc thì đừng bỏ qua món ăn bình dân mang nhiều "sức mạnh" này. Sách viết rằng, khoai lang chính là ''cao thủ'' thải độc và phòng tránh táo bón vô cùng lợi hại. Thậm chí một cách tốt hơn nữa, là ăn món khoai lang kết hợp với mật ong.
Khi 2 món ăn này được nấu cùng nhau, không chỉ bổ sung chất xơ thô, mà còn có thêm đường glucose tự nhiên, kết quả thải độc và chống táo bón lại càng thêm phần kỳ diệu.
Nhóm người nên ăn
- Những người bình thường ăn quá ít chất chơ dẫn đến tiêu hóa kém, mắc táo bón.
- Những người làm việc trí óc, thần kinh căng thẳng, áp lực lớn, mệt mỏi, giấc ngủ không sâu.
- Nhóm người bị táo bón dài ngày, phân khô, đường ruột bị kích thích, khô miệng, dễ bị nóng vùng tay và chân.
Nhóm người không nên ăn
- Những người cơ thể ẩm ướt, đầy bụng khó tiêu, đi đại tiện khó trong trường hợp luôn cảm thấy đại tiện không hết.
- Trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi không nên ăn mật ong.
- Những người lá lách hư nhược, thể chất yếu, dễ sinh bệnh tiêu chảy.
- Không ăn hành tây sống kết hợp với mật ong, dễ gây ra tiêu chảy, đi ngoài liên tục.
- Không phù hợp với người có bệnh tiểu đường vì món ăn này làm tăng lượng đường.
Cách chế biến món khoai lang mật ong
Nguyên liệu: 2 củ khoai lang có kích thước vừa phải, nửa bát mật ong. Nếu khoai to nhỏ thì thêm bớt mật ong cho phù hợp.
Cách nấu:
Rửa sạch khoai lang, có thể để nguyên cả vỏ, cho vào nồi, thêm nước luộc chín. Khi khoai chín tới thì đổ bỏ phần nước luộc khoai còn thừa trong nồi, nấu cho ráo đáy nồi. Tiếp tục đổ mật ong vào đun nhỏ lửa.
Trong khi đun, dùng đũa thìa nghiền cho khoai nát ra, trộn lẫn vào mật ong, trở thành hỗn hợp nhuyễn như cao là được. Cũng có thể để nguyên miếng nhỏ.
Cách ăn:
Ăn món này nên ăn khi đói bụng.
Khi đã bị táo bón, ăn khoảng từ 1/2 đến 1 bát con, mỗi ngày ăn 2-3 lần. Ăn đều đặn ít ngày cho đến khi bệnh khỏi hẳn.
Người bình thường thì có thể nên áp dụng ăn tùy vào nhu cầu. Nhưng tối thiểu mỗi tuần nên ăn 1 lần để tăng hiệu quả thải độc và phòng ngừa táo bón.
Nếu trong gia đình có người dễ mắc táo bón, bạn nên làm sẵn món này và để vào trong tủ lạnh. Vào mùa đông thì không nên ăn lạnh, vì vậy có thể hấp để làm ấm lên trước khi ăn.
Lợi ích khác từ khoai lang
1. Khoai lang có vị ngọt nhưng không làm tăng lượng đường huyết, mệt mỏi hay tăng cân. Đường tự nhiên trong khoai lang sẽ từ từ thẩm thấu vào máu, giúp cân bằng nguồn năng lượng cho cơ thể.
2. Khoai lang là nguồn cung cấp chất xơ rất tốt, giúp duy trì đường huyết ở mức cân bằng.
3. Cứ 100 g khoai lang nghiền cung cấp 86 calo, thấp hơn nhiều so với mức 118 calo trong 10 0g củ từ.
4. Khoai lang là thực phẩm giàu protein. Protein trong khoai lang rất đặc biệt do khả năng ức chế ung thư ruột kết và trực tràng ở người. Hàm lượng protein trong khoai lang càng cao thì khả năng ức chế hoạt động của tế bào ung thư càng lớn.
5. Hàm lượng vitamin B6 cao chứa trong khoai lang làm giảm homocysteine trong cơ thể. Homocysteine có liên quan đến các bệnh lý thoái hóa và tim mạch. Nồng độ homocysteine trong máu cao làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim và tai biến mạch máu não.
6. Khoai lang là nguồn cung cấp vitamin C dồi dào, giúp ngăn ngừa cảm lạnh và virus cúm. Đồng thời, vitamin C cũng rất cần thiết cho xương và răng, tốt cho hệ tiêu hóa và quá trình hình thành các tế bào máu. Ngoài ra, vitamin C còn góp phần chữa lành vết thương, tạo ra collagen giữ cho làn da luôn tươi trẻ, giảm stress và bảo vệ cơ thể khỏi những độc tố có nguy cơ gây ung thư cao.
Tác giả: