Tỏi là một gia vị không thể thiếu trong thực đơn mỗi bữa ăn của các gia đình Việt. Công dụng không chỉ bó hẹp ở các gian bếp, tỏi còn có khả năng vươn xa trong việc phòng và chữa nhiều loại bệnh, đặc biệt tỏi còn được xem là "khắc tinh" của nhiều loại bệnh ung thư.
1. Chuẩn bị dụng cụ trồng, đất trồng và giống tỏi
Dụng cụ trồng
Bạn có thể tận dụng bao nion, bao xi măng, chậu, khay hoặc thùng xốp có sẵn trong nhà hoặc mảnh đất trống trong vườn để trồng tỏi. Lưu ý: Dưới đáy khay đục lỗ để thoát nước.
Đất trồng
Tỏi ưa phát triển ở đất thịt nhẹ, tơi xốp, giàu mùn, dễ thoát nước và có độ pH từ 6-6,5. Bạn có thể mua đất sẵn hoặc tiến hành trộn đất với phân bò hoai mục, phân gà, phân trùn quế, vỏ trấu, xơ dừa…
Chọn giống
Tỏi giống nên chọn loại tỏi sạch để tránh dính hóa chất. Chọn củ tỏi có tép tỏi lớn, cứng do mỗi tép tỏi sẽ mọc lên một cây mới. Tránh chọn loại giống có tép tỏi bé, bị vỡ hay lép.
2. Cách trồng tỏi ngay tại nhà
Bước 1: Làm tơi xốp đất trồng và tạo độ ẩm. Nếu bạn không có khoảng không và nhiều đất, có thể để đất trong các xô, chậu nhỏ và để gọn ở góc ban công nhà.
Bước 2: Bóc tỏi thành từng nhánh, không cần bóc vỏ. Nếu tỏi đã mọc mầm xanh thì càng tốt.
Bước 3: Cho tỏi vào phần đất đã được làm tơi xốp.
Lưu ý là để phần nhọn của nhánh tỏi hướng lên trên.
Bước 4: Vun đất xung quanh nhánh tỏi vừa được trồng một cách nhẹ nhàng. Tưới nước thường xuyên nhưng chỉ đủ ẩm chứ không cần nhiều. Tỏi sẽ bắt đầu mọc mầm và lá.
Bước 5: Khi tỏi mọc khoảng 5 – 6 lá, bạn có thể tưới lên trên một chút dầu ăn.
3. Thu hoạch
Nếu bạn muốn thu hoạch lá thì cây tỏi cao khoảng 20cm thì lấy kéo cắt và trừ khoảng gốc 4cm để tỏi có thể tiếp tục lên.
Củ thương phẩm thu hoạch sau khi trồng 125-130 ngày lúc lá đã già, gần khô. Nhổ củ, giũ sạch đất bó thành chùm, treo trên dây ở chỗ thoáng để bảo quản.
Tác giả: