Tôi và anh ta lương bằng nhau nhưng anh ta giàu còn tôi nghèo, lý do vì chúng tôi khác nhau điểm này

( PHUNUTODAY ) - Không phải bỗng dưng có những người lương 20 triệu vẫn không đủ sống nhưng có người lương tháng 10 triệu vẫn ung dung.

Tôi và anh ta lương bằng nhau nhưng anh ta giàu còn tôi nghèo, vì sao vậy?

Điểm khác nhau đó là: Tư duy về tiền bạc - tiết kiệm - đầu tư - kiếm tiền

Bí quyết tài chính không phải tỷ phú mới có, mà chính những người chỉ lẹt đẹt tháng 7, 8 triệu đồng lương mới cần phải nắm rõ hơn ai hết. Bạn kiếm tiền như thế nào, bạn giữ tiền ra sao khiến nó sinh sôi nảy nở bằng cách gì… chính bạn phải là người nắm rõ QUY LUẬT nhất.

Quy luật số 1: Luôn tiêu ít hơn số tiền bản thân kiếm được Lương thấp không phải "TỘI", bởi có những thời điểm bạn không thể à uôm nhảy ra startup, không may mắn có tài sản thừa kế kếch xù. Bạn xuất phát từ bần nông, xuất phát từ một kẻ tay trắng, đi làm bằng tấm bằng đại học và đời chưa đủ trải để tự kinh doanh riêng. Thì việc bạn chưa có tài sản lớn, chẳng ai dám trách bạn cả.

Chỉ là khi bắt đầu kiếm được tiền, bạn phải học được cách giữ tiền và biến nó tăng nhiều hơn nữa. Nếu bạn để đồng tiền mình kiếm được trôi đi không quay trở lại mới là đáng "TỘI".

Có rất nhiều kẻ khờ khạo, luôn tiêu sạch sành sanh số tiền lương trong tháng, luôn vay mượn lung tung chỉ để chi tiêu cho các khoản cá nhân như mua sắm, ăn uống, du lịch… lương tháng này đập vào lương tháng kia, doanh thu tháng này bù lỗ lãi vào tháng khác. Cứ như thế vòng luẩn quẩn cứ lặp lại liên tiếp, đến khi tổng kết số tiền không thể trả nổi, không thể bù lỗ lại tăng lên kinh khủng.

Có kẻ khờ hơn là, lương 10 – 15 triệu đã nghĩ là to, thẳng tay quẹt thẻ tín dụng, đi đến siêu thị cũng quẹt, đến cửa hàng thời trang cũng quẹt, ăn uống cũng quẹt… và thế là khi tổng kết thẻ, nhìn con số lại đâm lo lắng. Nhưng rồi, thói quen khó bỏ, tháng sau lại vẫn như thế. Sau năm, bảy năm đi làm ừ thì "tôi vẫn là kẻ trắng tay".

Nhưng trong hoàn cảnh này bạn biết không, kẻ được phán xét và kẻ phán xét có mức lương bằng nhau. Nhưng kẻ mà được cho "lỗi mốt sống" đó lại đang rất dư giả về tài chính.

Anh ta có thể xoay lúc cả trăm triệu gửi về nhà nếu ba mẹ ở quê có việc gấp, hôm nay anh ta không may phải nhập viện vì một lý do nào đó, anh ta không phải chạy vạy khắp nơi vì số tiền viện phí lớn hơn cả mấy tháng lương.

Hay đơn giản sau 5 – 7 năm ra trường, anh ta cần tìm một cô vợ để xây dựng mái ấp, anh ta có thể rõ ràng đặt vấn đề với bố mẹ cô gái "Cháu có đủ chân thành và kinh tế để chăm lo cho cô ấy".

Còn kẻ đang ngồi phán xét kia, cũng sau 5 -7 năm đó, những thứ còn lại chỉ là dăm ba bộ quần áo thời trang, vài chiếc đồng hồ theo thời gian cũng lỗi mốt, một tá thẻ tín dụng với số nợ khổng lồ và vẫn đang ngồi cắn đắn "Sao cô ấy lại bỏ tôi mà đi".

Quy luật thứ 2: Hiểu được cách giữ tiền, cũng phải hiểu luôn quy luật để kiếm thêm tiền

Bạn có biết tại sao, anh chàng "sống lỗi mốt" thứ 2 kia lại thực sự giàu có như vậy? Không phải vì anh ta tiết kiệm được nhiều tiền đến mức nhịn ăn nhịn mặc như kẻ phán xét hay nói đâu. Mà đơn giản anh ta hiểu được của việc mua gì mình CẦN và mua gì mình MUỐN, ở đâu là điểm dừng cho sự mua sắm… và số tiền để "mua sắm" đó anh ta có thể biến nó sinh lời như thế nào.

Anh ta đủ thông minh để hiểu:

Nếu không thể trả tiền mặt để mua thứ gì thì sẽ không sắm thứ đó.

Tiền bạc không mua được hạnh phúc, nhưng nó là nền móng chắc cho mọi mối quan hệ.

Phải tập trung vào duy trì sự tự do tài chính của bản thân, vì có thể một ngày nào đó mình sẽ mất việc.

Ngay cả lúc ngủ cũng phải đẻ ra tiền, dù ít hay nhiều. Để tiền chết là hết.

Kiếm tiền bằng công việc anh ta yêu thích.

Cuộc đời là rất ngắn ngủi, mình chỉ sống một lần, tài chính không phải là vấn đề để chứng tỏ…

Anh ta biết, rất hãn hữu người trở nên giàu có chỉ nhờ may mắn mà không có kế hoạch cụ thể. Không phải cứ tuyên bố muốn tự do tài chính là  đạt được mục tiêu đó. Anh ta có kế hoạch đầu tư cho chính mình. Bằng chính số tiền lương, mình nên đầu tư bao nhiêu, đầu tư vào kênh gì.

Nếu anh ta giỏi:

Giỏi viết – thì viết thêm, có kẻ thuận ngôn tháng kiếm thêm vài chục triệu. Ai bảo lương người ta tháng 8 triệu là thấp đâu chứ. 

Giỏi vẽ – thử nhìn một bộ tranh thuê ngoài đi, vô cùng đắt đỏ. Ai bảo làm thiết kế ở cơ quan tháng 10 triệu lương cứng, không có thêm nổi doanh số.

Giỏi ăn nói - thử gặp anh ta lúc bán hàng xem, chốt sale đơn hàng trăm triệu bạn có dám?

4 việc người giàu thường làm để ngày càng giàu hơn

Kết giao đúng người

Không phải ngẫu nhiên người ta nói rằng “Tài sản của bạn phản ánh mức độ giàu có của những người mà bạn quen biết”. Andrew Carnegie, từ một kẻ tay không trở thành người giàu nhất nước Mỹ, đúc kết toàn bộ quá trình làm giàu của ông với một nguyên tắc: tìm kiếm những trí tuệ bậc thầy. Điều này có nghĩa là bạn hãy kết giao với những người tài năng có chung tầm nhìn với bạn vì nhiều bộ óc sáng tạo và thông thái luôn có sức mạnh hơn một người.

Học hỏi

Người thành công luôn học hỏi những điều mới mẻ để đảm bảo rằng họ theo kịp với những thay đổi của thế giới. Họ đọc báo và tin tức mỗi ngày để hiểu được tình hình thị trường và những thách thức mới có thể đến với doanh nghiệp của họ.

Họ kiếm tiền từ chính đam mê

Người bình thường cho rằng người giàu quá đam mê công việc. Nhưng một trong những chiến lược thông minh nhất của người giàu là làm những gì họ yêu thích và tìm ra cách để kiếm tiền từ đó.

Khi bạn làm những gì mình yêu thích, bạn sẽ dễ dàng chạm đến thành công hơn. Vì thế, hãy tìm ra công việc mà bạn có khả năng hoàn thành tốt nhất và dành toàn bộ sức lực của bạn cho công việc này. Khi bạn sẽ trở thành một người giỏi nhất trong lĩnh vực đó, bạn sẽ có được sự giàu có.

ít ăn vặt

Có tới 97% người nghèo “nạp hơn 300 calori vào cơ thể bằng cách ăn vặt, ăn thức ăn chế biến sẵn như snack, đồ hộp/một ngày; trong khi 70% người giàu không bao giờ làm thế. Đơn giản, vì thức ăn vặt rất rẻ.

Thức ăn nhanh chỉ khiến cơ thể béo phì và tăng nguy cơ bệnh tật. Khi đó, chẳng những bạn không thể đi kiếm tiền mà còn phải mang tiền đến “cống nộp” cho bệnh viện và bác sỹ.

Tác giả:

Tin nên đọc