Dứa nhiều dinh dưỡng như thế nào?
Trong thành phần dinh dưỡng của dứa có chứ nhiều chất như; Nước, vitamin, caroten, caxin… rất tốt cho sức đề kháng của con người và trẻ nhỏ.
Bên cạnh đó, trong quả dứa còn chứa nhiều enzyme bromelin hay bromelain, có thể phân hủy protein thành các axit amin. Chính vì thế quả dứa được tận dụng để ướp thực phẩm cho chóng nhừ trong công nghệ thực phẩm
Nhiều công trình nghiên cứu khoa học cho thấy thành phần enzyme của quả dứa có khả năng chữa bệnh tim do có thể làm tan máu tụ dẫn đến cơn đau tim vô cùng hiệu quả. Ngoài ra, với những bệnh nhân bị cao huyết áp nên ăn dứa để tránh nguy cơ tụ máu dẫn đến tai biến mạch máu não rất tốt. Chất Bromelin trong dứa còn có tác dụng làm giảm sự di căn của ung thư, kết hợp với các biện pháp hóa trị hay xạ trị khác là thành phần thuốc điều trị ung thư hiệu quả.
Những lưu ý khi cho trẻ ăn dứa
Không cho trẻ ăn dứa bị dập, nát
Vì dứa là một loại trái cây mọc sát mặt đất nên deex bị nhiễm khuẩn Nếu bạn thấy một quả dưa bị dập nát thì không nên ăn, bởi quả dứa này đã hỏng. Khi ăn có thể gây ra ngộ độc hoặc dị ứng nổi mề đay.
Không cho trẻ ăn dứa xanh
Bạn không nên cho bé ăn dứa xanh bởi dứa lúc này, dứa rất độc hại, rất dễ gây tiêu chảy nặng và nôn mửa. Khi ăn quá nhiều lõi dứa có thể khiến cho những búi chất xơ hình thành trong đường ruột.
Không cho trẻ ăn dứa khi đói
Dứa là trái cây nhiều nước, mát, trẻ em và cả người lớn rất thích hợp trong mùa hè. Tuy nhiên, nếu bạn ăn khi đói sẽ khiến cơ thể bị nôn nao, khó chịu. Do trong thành phần của dứa có chứa chất hữu cơ và bromelin có trong dứa tác động mạnh vào niêm mạc dạ dày, ruột.
Không cho trẻ viêm phế quản hay viêm mũi họng ăn
Quả dứa có một loại glucoside có tính chất kích ứng niêm mạc mạnh nên khi ăn nhiều dứa thường thấy rát miệng lưỡi, cổ họng tê rát, ngứa ngáy. Nên những người có tiền sử viêm mũi họng, viêm thanh quản, hen phế quản không nên ăn nhiều để tránh nguy cơ bệnh tái phát và nặng hơn…
Dấu hiệu và cách xử trí khi trẻ bị ngộ độc dứa
Khi trẻ ăn dứa mà xuất hiện những biểu hiện dị ứng khi ăn dứa là đau bụng quằn quại dẫn đến nôn mửa, tiêu chảy, thường kèm theo triệu chứng ngứa ngáy toàn thân; miệng lưỡi tê dại kèm theo chảy mồ hôi, khó thở, nổi mề đay.
Mẹ nên tìm cách cho trẻ nôn hết phần dứa đã ăn ra khỏi người, rồi sau đó cho bé tới bệnh viện gần nhất để được cấp cứu kịp thời hiệu quả.
Tác giả: