Trễ kinh có nguy hiểm không?

( PHUNUTODAY ) - Trễ kinh không phải là hiện tượng hiếm gặp, nhưng nó có thể gây ra rất nhiều những phiền toái và rắc rối, nguy hiểm hơn, nó có thể là biểu hiện của các bệnh phụ khoa khác. Chị em cần tìm ra phương pháp để khắc phục tình trạng đó nhé

 Chậm kinh là bị làm sao?

Một chu kỳ phụ nữ bình thường kéo dài từ 21 – 32 ngày đều đặn mỗi tháng, được tính từ ngày đầu tiên xuất hiện kinh nguyệt đến ngày đầu tiên xuất hiện kinh nguyệt của chu kỳ tiếp theo.

Nếu đến chu kỳ kinh nhưng không thấy hành kinh, sau đó vài ngày cũng chưa có thì gọi là chậm kinh nguyệt.

Kinh nguyệt chậm có nguy hiểm không?

Chu kỳ phụ nữ là một tiêu chí quan trọng để đánh giá sức khỏe sinh đẻ của chị em. Vì vậy, các hiện tượng rối loạn kinh nguyệt trong đó có chậm kinh nguyệt ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và có thể gây ra tình trạng vô sinh hiếm muộn.

Chậm kinh ảnh hưởng đến tâm lý của phụ nữ, chị em thường lo lắng, mất ngủ, căng thẳng, khó chịu, bứt dứt trong người nên dễ nổi nóng, cáu gắt.

Kinh nguyệt chậm có thể gây vô sinh, hiếm muộn do tình trạng chậm kinh khiến nữ giới khó tính được thời điểm trứng rụng, ảnh hưởng đến hoạt động của buồng trứng dẫn đến vô sinh và hiếm muộn ở phụ nữ.

Ảnh hưởng đến sức khỏe nữ giới vì chậm kinh do mắc các bệnh phụ khoa như u xơ tử cung, u nang buồng trứng… không được điều trị sớm để bệnh nặng tác động đến sức khỏe và khả năng sinh nở của phụ nữ.

Chậm kinh nguyệt khiến nữ giới gặp nhiều phiền toái trong sinh hoạt tác động đến chất lượng cuộc sống, tinh thần giảm sút gây mất tập trung vào công việc tác động đến chất lượng công việc.

Mặt khác, kinh nguyệt chậm còn khiến làm da của phụ nữ bị đen sạm, nổi mụn, thâm nám…

Nguyên nhân gây nên tình trạng chậm kinh

Tâm lí không ổn định: nếu trong những ngày sắp đến chu kỳ kinh nguyêt mà tâm lý của bạn không được ổn định, thường xuyên bị căng thẳng, lo âu, stress…sẽ gây ra ức chế khiến hoạt động sinh lý bị xáo trộn, từ đó khiến cho chu kỳ kinh nguyệt bị rối loạn, dẫn đến chậm kinh.

 Rối loạn kinh nguyệt: biểu hiện của tình trạng rối loạn kinh nguyệt đó là rong kinh, kinh nguyệt ra ít, kinh nguyệt sớm hoặc chậm kinh. Nếu gặp phải tình trạng này thì chậm kinh hoàn toàn có thể xảy ra.

Nội tiết tố không ổn định: thường gặp ở những nữ giới mới bước vào tuổi dậy thì hoặc tiền mãn kinh. Đây là giai đoạn nội tiết tố của nữ giới chưa ổn định, cơ thể thường gặp phải những xáo trộn, chậm kinh thường xuyên xảy ra. Khi cơ thể ổn định thì tình trạng này cũng sẽ chấm dứt.

Sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp:  đây thực chất là một loại hormone sinh dục nữ, khi bổ sung vào cơ thể loại hormone này sẽ ngăn chặn trứng rụng, hạn chế việc thụ thai. Chính vì vậy mà dẫn đến việc bị chậm kinh do trứng rụng muộn.

Phòng ngừa chậm kinh

Có chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học để tăng cường sức khỏe, tăng sức đề kháng cho cơ thể. Giữ tinh thần thoải mái, tránh các căng thẳng, áp lực. Tích cực vận động các bài tập thể dục thể thao nhẹ nhàng và vừa sức. Không lạm dụng các loại thuốc tránh thai.

Khám phụ khoa định kỳ để phát hiện sớm các dấu hiệu phụ khoa bất thường và có cách điều trị kịp thời. Khi thấy biểu hiện kinh nguyệt chậm chị en nên đến các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám, xác định nguyên nhân và đưa ra cách điều trị phù hợp. Không nên để ủ bệnh vì các bệnh phụ khoa gây chậm kinh rất nguy hiểm đối với sức khỏe sinh sản của phụ nữ và là nguyên nhân chính gây vô sinh nữ giới.

Tác giả:

Tin nên đọc