Đức Phật thuần phục voi dữ
Đề Bà Đạt Đa là em họ của Đức Phật, hết sức đố kỵ với Ngài, đã tìm cách để cho người thả con voi dữ Nalagiri ra phố để xéo chết Đức Phật. Dân chúng chạy tán loạn. Voi thấy bóng người đằng trước, nó cong đuôi, thẳng vòi chống tai xông tới như vũ bão.
Các vị đệ tử thấy cơ nguy mới bạch với Đức Phật: “Bạch Thế Tôn! Con voi Nalagiri nó có tính hung dữ và thù ghét loài người đã đến nơi kìa!”.
Đức Phật vẫn ung dung trả lời: “Này các Tỳ kheo, các người không nên sợ hãi. Không bao giờ một vị Chánh Giác phải chết vì một tai nạn ghê gớm như thế. Những đấng Như Lai chỉ tịch diệt khi thì giờ đã đến bằng cái chết tự nhiên và vẫn sống mãi trong tâm linh mọi người”.
Trong khi ấy những người đa nghi và mê mờ lại thì thầm nhỏ to đầy mai mỉa: “Chà, uổng quá, vị Sa môn kia trẻ đẹp như thế mà lại hy sinh cho con voi hung dữ giết hại thì thật là một việc dại khờ”.
Những người có đủ đức tin hơn thì cho rằng: Đó là một cuộc thử thách, sự tranh đấu giữa loài vật với vị Từ phụ của loài người. Voi hung hăng đã phóng tới trước mặt Đức Phật, mọi người phập phồng lo sợ. Nhưng Ngài vẫn điềm nhiên đem tất cả lòng từ bi vô lượng để đối lại với sự hung dữ của voi. Voi như bị một sức thôi miên huyền bí, từ từ hạ vòi và quỳ ngay trước mặt Ngài. Đức Phật dịu dàng thoa vào đầu quy y cho voi và nói: “Này voi ơi! Ngươi nên ăn ở hiền lành để đạt đến an vui, chớ nên hung hăng như trước nữa”.
Voi như hiểu được lời Ngài, từ từ lấy vòi hút tất cả bụi đã bám vào chân Ngài và rải lên khắp đầu nó như để chứng tỏ nó đã biết ăn năn và xin phục thiện. Đoạn, voi cúi đầu đảnh lễ Ngài rồi trở về chuồng cũ.
Chỉ có thể lấy nhân tâm mới thu phục được lòng người
Có 3 cách bố thí. Tài thí là cho tiền, thực phẩm, vật chất, của cải. Pháp thí là dạy cho người khác hiểu đạo đức và kiến thức. Vô úy thí là cho “cái không sợ”, tức là dạy cho người ta biết tĩnh lặng, bình tĩnh, không sợ hãi.
Đương nhiên là bố thí vì thực sự yêu người thì mới nên. Bố thí để lấy tiếng tăm cho mình, thì e rằng cho 10 nhưng công đức không được đến 1.
Ái ngữ là nói lời yêu ái. Tức là “Lời nói không mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.”
Đương nhiên là ái ngữ phải thành thật thì đó mới là “ái”. Nói dối ngọt ngào ngoài miệng kiểu các công tử nhà họ Sở thì cái ngọt ngào đó thực ra là ác ngữ, chứ chẳng ái một chút nào.
Cổ nhân nói: “Tướng tùy tâm sinh, tướng tùy tâm diệt”. Tâm chính thì hình thức cũng đoan chính. Người có nội tâm đẹp thì dù ngũ quan xấu xí, thân thể bất toàn người khác vẫn thấy dễ gần. Trong giao tiếp, những người này luôn bình thản, ôn hòa và tôn trọng đối phương dù ý kiến khác biệt. Họ nói gì cũng nghĩ cho người khác trước, không cố giành chân lý hay lợi ích về mình. Dù người nghe phản ứng tiêu cực, họ chỉ cần mỉm cười độ lượng mà không cần tranh nói cuối cùng. Họ cũng sẵn sàng nhận lỗi và sửa chữa nếu thấy mình sai. Họ nói gì thì làm y như thế, không thất hứa. Như thế thì ai có thể ghét bỏ được họ?
Tác giả: