1. Cây tía tô
Lá tía tô có tác dụng làm tiêu nhiệt bề mặt, trị các chứng như cảm mạo phong hàn, sốt, khô phổi và ho, thường được dùng với gừng.
Bạn cũng có thể cho một ít lá húng quế vào khi làm cá, tôm, cua, không những khử được mùi tanh mà còn giảm dị ứng.
Bạn cũng có thể trụng lá với nước sôi, thêm một ít dầu nóng, muối và tiêu, rất ngon và bổ dưỡng.
Tía tô có khả năng thích nghi mạnh, mua ít hạt tía tô, rắc vào đất chậu, phủ một lớp đất mỏng lên trên 5°C là có thể nảy mầm.
Cách chăm sóc cây tía tô cũng rất đơn giản, đất phải tơi xốp, màu mỡ, trồng trong môi trường nhiều nắng thì năng suất lá tía tô sẽ cao hơn.
2. Cây bạc hà
Bạc hà dễ trồng nhưng nếu thiếu nước nghiêm trọng thì lá sẽ rụng trụi. Vậy nên khi trồng cần phải tưới nước kịp thời.
Đất quá khô thì nên tưới nước qua các rãnh để ngấm sâu vào thân rễ. Ngoài ra thường xuyên nhổ cỏ sạch sẽ, ngắt bỏ thu gom các lá gốc già úa.
Bên cạnh đó bạc hà là cây ưa sáng nên khi trồng trong nhà, bạn hãy để cây ở nơi có nhiều ánh sáng và thay đổi hướng thường xuyên.
3. Cây kim ngân hoa
Kim ngân hoa là nụ hoa của cây nhẫn đông, thuộc họ cơm cháy có ý nghĩa rất lớn về mặt phong thủy thường được trồng làm cảnh trong nhà với mong muốn mang lại tài lộc cho gia chủ.
Bên cạnh đó, cây kim ngân hoa còn có nhiều tác dụng chữa bệnh mà ít người biết tới như trừ phong nhiệt ở kinh lạc, cầm đi lỵ...
Cây kim ngân không yêu cầu đất cao, dễ bảo quản nên thích hợp trồng ở ban công hoặc sân vườn. Trong quá trình trồng nếu bạn có thể làm giá thể để cây leo lên thì sẽ có lợi hơn cho sự phát triển của nó.
4. Cây hoa cúc
Hoa cúc là loại hoa phổ biến thứ 2 trên thế giới. Không chỉ được sử dụng để trang trí nhà cửa, hoa cúc còn được sử dụng làm trà thảo dược, mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Trà hoa cúc uống trong thời gian dài rất có tác dụng bổ gan hỏa, trị khô mắt, còn có tác dụng thư giãn thần kinh, giảm đau đầu…
Các nhà khoa học ghi nhận hoa cúc có hơn 40 loại với hình dáng, kích thước và màu sắc khác nhau. Trong số những loại hoa cúc này, chỉ có hoa cúc vàng và hoa cúc trắng là loại hoa cúc được sử dụng để làm trà uống.
Hoa cúc có khả năng thích nghi cao, không kén đất, nhưng phát triển tốt nhất ở những nơi đất thịt tơi xốp, màu mỡ, ẩm hoặc đất thịt pha cát.
Bạn có thể giữ ẩm cho bầu đất, nhưng lưu ý không để nước ướt lâu, nếu không rễ cây sẽ bị thối. Hoa cúc ưa môi trường nhiều nắng, nhưng thiếu ánh sáng cây sẽ ra hoa kém.HHoa
Tác giả: Dương Ngọc
-
Để không gian sống thêm thoải mái, có mùi hương dễ chịu, hãy trồng 3 loại cây cảnh này
-
Trồng 6 cây này trong nhà, giúp xua đuổi vận đen, mang lại tài lộc, may mắn cho gia đình
-
2 loại cây cảnh phong thủy này, thường được trồng nhiều trong nhà, nhưng chứa độc tố nguy hiểm
-
2 loại cây cảnh này có thể cao tới 2m, trồng 1 chậu trong nhà thay máy lọc không khí
-
Người mệnh Hỏa có nên trồng cây cảnh có màu đỏ không?