Trồng Lan với THAN CỦI hoa nở rực trời, tươi cực lâu tha hồ chơi tết

( PHUNUTODAY ) - Trồng Lan với THAN CỦI hoa nở rực trời, tươi cực lâu tha hồ chơi tết ai ai cũng nên nằm lòng để áp dụng ngay.

Hoa lan là họ thực vật có số lượng các loại lớn nhất và cũng là loài hoa được nhiều người lựa chọn trồng tại nhà để trang trí hoặc đơn giản như một thú vui. Trong đó, lan rừng có nguồn gốc tự nhiên nhất, biểu tượng cho nét vương giả, mang vẻ đẹp tinh tế và sang trọng hiếm thấy.

Có thể, không ít người đã từng nghe tới cách dùng than củi trồng hoa Lan nhưng hầu hết đều áp dụng sai cách khiến hoa ngày càng còi cọc rồi chết dần. Bởi vậy, bạn nên 1 lần nữa đọc thật kỹ những hướng dẫn sau đây để dễ dàng trồng nên 1 chậu Lan cực khỏe, nở hoa rực rỡ nhé:

1. Lựa chọn loại Lan thích hợp

Nên lựa chọn loại Lan không ưa ẩm bởi khi bạn tưới nước cho cây thì lớp than phía dưới sẽ hút nước rất mạnh, khiến cho rễ cây và đất thường ở trạng thái khô, ít ẩm.

2. Chuẩn bị than trồng

Than được sử dụng không phải là loại than đốt lò, đã làm sẵn từng viên mà phải là than đốt từ củi.

3. Chọn chậu trồng hoa

Nếu là chậu nhựa thì có thể trồng luôn nhưng nếu là chậu đất nung thì nên ngâm cho chậu ngấm “no nước” rồi mới mang ra trồng cây.

Bạn cũng cần lưu ý tới kích thước chậu, không chọn cái quá nhỏ hoặc quá to. Bởi nếu chậu quá to sẽ khiến cây phát triển lá nhiều hơn và lâu ra hoa.

4. Các nguyên liệu khác cần chuẩn bị

– Sơ dừa đã băm nhỏ

– Nước

5. Các bước thực hiện

Bước 1: Cho than củi xuống dưới đáy chậu sao cho chúng chiếm 1/3 diện tích chậu.

Bước 2: Đặt lớp cùi dừa mỏng lên trên rồi cho cây vào, giữ nguyên vị trí bạn muốn.

Bước 3: Cho nốt phần sơ dừa còn lại vào chậu, đến khi nào chúng cách miệng chậu khoảng 1cm thì thôi.

Bước 4: Vỗ nhẹ xung quanh chậu để sơ dừa xuống đều, giúp đây không bị nghiêng, đổ.

Chăm sóc lan rừng

Cây lan rừng nhà bạn có phát triển tốt, khỏe mạnh, cho hoa đúng như ý muốn hay không không chỉ phụ thuộc vào cách trồng lan rừng mà quy trình chăm sóc cây cũng vô cùng quan trọng.

5.1. Điều kiện ánh sáng

Lan hoàng thảo quen sống trong rừng nên cây không chịu được ánh sáng mạnh hoặc ánh sáng mặt trời trực tiếp gay gắt. Để khắc phục, bạn hãy làm giàn lưới che bớt sáng, thậm chí khi cây còn non nên làm 2 lớp lưới.

5.2. Chế độ tưới nước

Bất kể trồng loại cây nào, thì cây cũng cần nước để sinh trưởng và phát triển. Nếu thiếu nước cây sẽ khô héo, giả hành teo lại, lá rụng nhưng không chết. Thừa nước, cây dễ bị thối đọt nhất là với các giống lan có lá đứng mọc sát nhau. Sau khi trồng xong tưới nước luôn (tưới phun sương) và duy trì 2 lần/ngày.

Chỉ tưới nước đủ ẩm, nên tưới vào sáng sớm hay chiều mát, tránh tưới buổi trưa khi trời đang nắng nóng. Sau những trận mưa bất thường, nhất là mưa đầu mùa cần tưới lại ngay để rửa bớt các chất cặn đọng lại trên thân lá.

5.3. Phân bón cho lan rừng

Đối với lan, ta không bón cây vào đất mà áp dụng bằng cách phun qua lá. Phân bón cho lan phải chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng đa, trung và vi lượng với thành phần và tỷ lệ phù hợp với từng thời kỳ sinh trưởng và phát triển của cây, nhưng không nhất thiết phải là các loại phân bón vô cơ mà đơn giản chỉ là nước vo gạo, nước hồ ao…

Sử dụng phân vô cơ pha thật loãng trong hầu hết các giai đoạn. Khi thấy đầu thân chuyển sang tròn, cây không mọc thêm lá mới thì nên pha phân đặc thêm giúp cây có đủ dinh dưỡng hơn để phát triển.

5.4. Phòng trừ sâu bệnh

Trong điều kiện chăm sóc kém hoặc môi trường không phù hợp, lan rừng rất dễ mắc sâu bệnh, lúc này bạn cần xem xét lựa chọn thuốc trừ sâu tùy theo từng loại sâu bệnh. Ví dụ, lan bị rệp sáp, rệp trắng, rầy mềm nên dùng Supracid 40ED/ND, Suprathion 40EC, Bitox 40EC hay Ofatox 400EC,…

Tuy nhiên, cần lưu ý chỉ sử dụng thuốc phòng trừ sâu bệnh cho cây theo đúng liều lượng và hướng dẫn ghi trên bao bì, tránh tình trạng lạm dụng gây chết cây.

Tác giả:

Tin nên đọc