Uống rượu bia khiến cho việc lái xe mất an toàn cho người đi xe và cho cả những người khác cùng tham gia giao thông. Do đó Nghị định 168/2024/NĐ-CP hiệu lực từ ngày 1/1/2025 đã tăng mức xử phạt hành chính với những người đi xe vi phạm nồng độ cồn.
Mức xử phạt khi vi phạm nồng độ cồn như thế nào?
Theo quy định tại điểm a khoản 6, điểm b khoản 8, điểm d khoản 9 Điều 7 của Nghị định 168 thì tùy theo nồng độ cồn trong máu mà người đi xe máy sẽ bị CSGT xử phạt các mức tiền khác nhau như sau:
"6. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở;
và trừ 4 điểm giấy phép lái xe
8. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h;
b) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.
và trừ 10 điểm giấy phép lái xe
9. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
d) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở;
và bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.
Do người dân nên chú ý khi đã ăn uống có rượu bia nên tránh lái xe ra đường. Theo quy định trên sẽ không có ngưỡng giới hạn để không bị phạt mà chỉ là nồng độ cồn ít hay nhiều thì sẽ bị phạt mức thấp hay cao. Do đó đã uống bia rượu dù ít người dân cũng không nên đi xe máy ra đường.
Vi phạm nồng độ cồn có bị tịch thu xe không?
Trong các quy định tịch thu xe máy của Nghị định 168 thì không có trường hợp người vi phạm nồng độ cồn sẽ bị tịch thu xe.
Tuy nhiên vì tình trạng vi phạm nồng độ cồn gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông nên sẽ bị tạm giữ xe.
Điều 48. Tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm
1. Để ngăn chặn ngay hành vi vi phạm hành chính, người có thẩm quyền được phép tạm giữ phương tiện trước khi ra quyết định xử phạt theo quy định tại điểm b khoản 1, khoản 2, khoản 8 Điều 125 của Luật Xử lý vi phạm hành chính đối với những hành vi vi phạm được quy định tại các điều, khoản, điểm sau đây của Nghị định này:
a) Điểm g khoản 5; điểm c khoản 6; điểm b khoản 7; điểm a khoản 9; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d khoản 11; khoản 12; khoản 14 Điều 6;
b) Điểm a khoản 6; điểm b khoản 7; điểm b khoản 8; điểm a, điểm b, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h, điểm i, điểm k khoản 9; khoản 11 Điều 7;
c) Điểm c khoản 6; điểm a khoản 7; điểm b khoản 8; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d khoản 9 Điều 8;
d) Điểm p khoản 1; điểm d khoản 3; điểm b, điểm c, điểm d (trong trường hợp người vi phạm là người dưới 16 tuổi và điều khiển phương tiện) khoản 4; khoản 5 Điều 9;
Như vậy ngoài bị phạt tiền và trừ điểm giấy phép lái xe hoặc tước quyền giấy phép lái xe trong thời hạn quy định, thì những người đi xe máy vi phạm nồng độ cồn sẽ bị tạm giữ xe để tránh tiếp tục lái xe gây nguy hiểm trên đường.
Người dân sẽ phải tới điểm tạm giữ để lấy lại xe theo quy định. Người dân cần phân biệt tạm giữ xe khác với tịch thu xe. Vi phạm nồng độ cồn không bị tịch thu xe mà sẽ bị tạm giữ xe.
Tác giả: An Nhiên
-
Tin vui cho 1,5 triệu người trên 75 tuổi không có lương hưu: Ai chưa biết quá thiệt thòi
-
Cúng ông Táo sau ngày 23 tháng Chạp có phạm không? Giờ cúng ông Táo chuẩn nhất
-
Nghỉ hưu sớm vừa được hưởng lương hưu, vừa được nhận thêm hỗ trợ
-
Từ 2025 trở đi: Người mua Bảo hiểm xe máy tự nguyện sẽ không cần mua Bảo hiểm xe máy bắt buộc, đúng không?
-
Dự báo thời tiết: Tết Nguyên đán - Miền Bắc rét đậm và có mưa phùn