Từ nay: Chuyển khoản từ 500 triệu phải báo cáo ngân hàng nhà nước, vì sao?

( PHUNUTODAY ) - Theo đó, tại khoản 1 Điều 9 Thông tư 09 khi thực hiện giao dịch chuyển tiền điện tử trong các trường hợp mức giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo là từ 400 triệu đồng. Còn với giao dịch điện tử, mức phải báo cáo là từ 500 triệu đồng.

Cá nhân chuyển khoản trên 500 triệu phải báo cáo NHNN?

Căn cứ Khoản 1 Điều 9 Thông tư 09/2023/TT-NHNN quy định đối tượng báo cáo có trách nhiệm thu thập thông tin và báo cáo Cơ quan thực hiện chức năng, nhiệm vụ phòng, chống rửa tiền bằng dữ liệu điện tử theo quy định khi thực hiện giao dịch chuyển tiền điện tử trong các trường hợp sau đây:

Giao dịch chuyển tiền từ 500 triệu trở lên phải báo cáo NHNN

- Giao dịch chuyển tiền điện tử mà tất cả các tổ chức tài chính tham gia giao dịch chuyển tiền điện tử quy định tại khoản 1 Điều 8 Thông tư 09/2023/TT-NHNN cùng ở Việt Nam (giao dịch chuyển tiền điện tử trong nước) có giá trị giao dịch chuyển tiền điện tử từ 500.000.000 (năm trăm triệu) đồng trở lên hoặc bằng ngoại tệ có giá trị tương đương;

- Giao dịch chuyển tiền điện tử mà có ít nhất một trong các tổ chức tài chính tham gia giao dịch chuyển tiền điện tử quy định tại khoản 1 Điều 8 Thông tư 09/2023/TT-NHNN ở các quốc gia, vùng lãnh thổ ngoài Việt Nam (giao dịch chuyển tiền điện tử quốc tế) có giá trị giao dịch chuyển tiền điện tử từ 1.000 (một nghìn) đô la Mỹ trở lên hoặc bằng ngoại tệ khác có giá trị tương đương.

Bên cạnh đó, theo quy định tại Điều 4 Luật Phòng, chống rửa tiền 2022 thì đối tượng báo cáo bao gồm:

(1) Đối tượng báo cáo là tổ chức tài chính được cấp giấy phép thực hiện một hoặc một số hoạt động sau đây:

- Nhận tiền gửi;

- Cho vay;

- Cho thuê tài chính;

- Dịch vụ thanh toán;

- Dịch vụ trung gian thanh toán;

- Phát hành công cụ chuyển nhượng, thẻ ngân hàng, lệnh chuyển tiền;

- Bảo lãnh ngân hàng, cam kết tài chính;

- Cung ứng dịch vụ ngoại hối, các công cụ tiền tệ trên thị trường tiền tệ;

- Môi giới chứng khoán; tư vấn đầu tư chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán;

- Quản lý quỹ đầu tư chứng khoán; quản lý danh mục đầu tư chứng khoán;

- Kinh doanh bảo hiểm nhân thọ;

- Đổi tiền.

(2) Đối tượng báo cáo là tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành, nghề phi tài chính có liên quan theo quy định của pháp luật thực hiện một hoặc một số hoạt động sau đây:

- Kinh doanh trò chơi có thưởng, bao gồm: trò chơi điện tử có thưởng; trò chơi trên mạng viễn thông, mạng Internet; casino; xổ số; đặt cược;

- Kinh doanh bất động sản, trừ hoạt động cho thuê, cho thuê lại bất động sản và dịch vụ tư vấn bất động sản;

- Kinh doanh kim khí quý, đá quý;

- Kinh doanh dịch vụ kế toán; cung cấp dịch vụ công chứng; cung cấp dịch vụ pháp lý của luật sư, tổ chức hành nghề luật sư;

- Cung cấp dịch vụ thành lập, quản lý, điều hành doanh nghiệp; cung cấp dịch vụ giám đốc, thư ký công ty cho bên thứ ba; cung cấp dịch vụ thỏa thuận pháp lý.

Như vậy, căn cứ các quy định được trình dẫn nêu trên thì có thể thấy trách nhiệm báo cáo đối với các giao dịch chuyển khoản có giá trị giao dịch chuyển tiền điện tử từ 500 triệu đồng trở lên hoặc bằng ngoại tệ có giá trị tương đương thuộc tổ chức tài chính tham gia giao dịch chuyển tiền điện tử gồm:

- Tổ chức tài chính khởi tạo là tổ chức khởi tạo lệnh chuyển tiền điện tử và thực hiện chuyển tiền thay mặt cho người khởi tạo;

- Tổ chức tài chính trung gian là tổ chức nhận và chuyển lệnh chuyển tiền điện tử thay mặt cho tổ chức tài chính khởi tạo và tổ chức tài chính thụ hưởng hoặc thay mặt cho tổ chức tài chính trung gian khác;

- Tổ chức tài chính thụ hưởng là tổ chức nhận lệnh chuyển tiền điện tử trực tiếp từ tổ chức tài chính khởi tạo hoặc thông qua tổ chức tài chính trung gian và thực hiện chi trả cho người thụ hưởng.

Còn cá nhân, tổ chức có nhu cầu chuyển khoản không phải là đối tượng báo cáo theo quy định của Luật Phòng, chống rửa tiền 2022. Do đó, cá nhân, tổ chức chuyển khoản trên 500 triệu không có trách nhiệm phải báo cáo ngân hàng nhà nước, trách nhiệm này thuộc tổ chức tài chính cung cấp dịch vụ cho tổ chức, cá nhân chuyển khoản đó.

Vì sao chuyển tiền từ 500 triệu đồng trở lên cần báo cáo?

Theo Ngân hàng Nhà nước, việc xây dựng quyết định, nhằm hướng dẫn chi tiết mức giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo theo quy định, góp phần nâng cao hiệu quả công tác phòng chống rửa tiền; phù hợp với các yêu cầu, chuẩn mực quốc tế về phòng chống rửa tiền mà Việt Nam có nghĩa vụ thực hiện; nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng chống tội phạm rửa tiền và công tác phòng chống tội phạm.

Nghiệp vụ phòng chống rửa tiền cũng được nhiều nước trên thế giới đặt ra từ hàng chục năm nay và nhiều tổ chức thậm chí có hiệp ước để cùng phối hợp.

Hành lang pháp lý về phòng, chống rửa tiền ở Mỹ được quy định các tổ chức tài chính phải báo cáo cho cơ quan có thẩm quyền và phải lưu giữ tất cả các chứng từ liên quan đến giao dịch trên 10.000 USD. Riêng đối với các cơ quan chức năng được quyền hạ thấp mức chuẩn 10.000 USD trong các cuộc điều tra nếu thấy cần thiết.

Việc giám sát và báo cáo giao dịch này, cũng từng làm cho người dân và doanh nghiệp lo ngại, thậm chí không muốn có mối liên hệ với ngân hàng vì có cảm giác tài sản của mình luôn bị theo dõi.

"Nếu phải báo cáo sẽ tạo thêm áp lực tâm lý, khách hàng luôn lo sợ vì bất kỳ lúc nào cũng có thể bị thẩm vấn nguồn gốc những đồng tiền đang có trong tài khoản", một khách hàng trả lời phóng viên trước câu hỏi về yêu cầu phải báo cáo giao dịch từ 500 triệu đồng mới đây.

Tuy nhiên, các quy định được áp dụng nhiều năm nay không hạn chế giao dịch tiền mặt, mà chỉ nhằm theo dõi những giao dịch không bình thường, phục vụ mục đích bất hợp pháp. Cơ quan chức năng sẽ tự giám sát và nếu có vấn đề gì mới "ra tay", chứ hoàn toàn không cản trở hay công bố số liệu được báo cáo.

Tác giả: Mộc