1. Gia tăng giá trị của các nguồn thu "rảnh rỗi"
Các nguồn thu được gọi là "rảnh rỗi" ví dụ như lãi từ tiền gửi ngân hàng, các khoản phụ cấp và bảo hiểm; tiền cho thuê bất động sản hàng tháng; hoặc cổ tức ổn định được trả từ các công ty tham gia đầu tư...
Đây đều là số thu nhập chúng ta được nhận mặc dù không làm việc, không tính trường hợp các loại cổ phiếu mới cần đầu tư thêm nhiều thời gian và tâm sức để phân tích, theo dõi hay còn nhiều biến động chưa thể kiểm soát được.
Ngoài những nguồn thu bị động nói trên, trong thời đại này, tri thức cũng có thể trở thành một nguồn tư bản không bao giờ hao hụt mà ngày càng có giá trị, thậm chí có thể quy đổi thành tiền hoặc hiện vật.
Ngoài ra, những công việc như phát triển phần mềm, hay xây dựng các khóa học trực tuyến... cũng có thể trở thành nguồn thu nhập thụ động ổn định xuất phát từ tri thức. Tuy nhiên, quá trình tích lũy nguồn "vốn tự nhiên", tức là trí thức, cần có một kế hoạch đầu tư liên tục.
2. Thay đổi cơ cấu thu nhập
Gần đây, mạng xã hội lan truyền một câu nói nổi tiếng như sau: Nếu một người đàn ông đã đến 30 tuổi mà chỉ có một nguồn thu nhập duy nhất là tiền lương cố định, thì kế hoạch sự nghiệp của người đó coi như thất bại.
Lương cứng chỉ có thể đáp ứng nhu cầu về những nhu yếu phẩm hàng ngày mà không thể đưa chúng ta bước vào con đường giàu có hơn.
Chính vì vậy, đại đa số người muốn tăng thêm thu nhập thì nhất định phải tham gia vào những công việc bán thời gian và làm ngoài giờ để đa dạng hóa cơ cấu thu nhập của bản thân.
Trên cơ sở hoàn thành đầy đủ hết những nhiệm vụ được giao trong công việc chính, chúng ta nên linh hoạt tận dụng những khoảng thời gian rảnh rỗi còn lại trong ngày để tìm cách tạo thêm nhiều nguồn thu nhập khác, ví dụ như, tiếp cận với những dự án nhỏ lẻ ngoài doanh nghiệp, các cơ hội việc làm bán thời gian phù hợp với khả năng cá nhân.
Chẳng hạn, một người nhận lương cứng 10 triệu đồng tại công ty, nhưng anh ta chỉ mất sáu tiếng đồng hồ đã hoàn thành hết phần việc được giao của mình.
Hai tiếng đồng hồ còn lại, anh nhận làm thêm một số dự án bên ngoài một cách đều đặn, tính phí trên mỗi đầu sản phẩm.
3. Giảm một số sinh hoạt phí
Ở độ tuổi 40, bạn thường sẽ kiếm được nhiều tiền hơn những khoảng thời gian trước trong sự nghiệp của mình. Do đó, bạn cũng cảm thấy thoải mái khi chi tiêu số tiền lớn hơn. Tuy nhiên, khi bắt đầu xây dựng sổ tiết kiệm hưu trí, bạn cần phải cắt giảm sinh hoạt phí đi. Hãy xem danh sách chi tiêu của mình để biết phần lớn số tiền đã đi về đâu hàng tháng. Từ đó, bạn sẽ tìm được các khoản có thể cắt giảm.
Cụ thể, bạn cần cắt giảm một hạng mục tốn chi phí lớn nếu thật sự muốn an toàn tài chính vào tuổi hưu. Các chi tiêu nhỏ nhặt hơn cũng cần xem xét thông minh. Ví dụ như các gói thuê bao Internet, truyền hình... có đang ở hạng quá dư thừa so với nhu cầu không. Bạn có thể tự nấu ăn và mang theo cơm trưa tối thiểu hai lần mỗi tuần thay vì chỉ ăn ngoài.
Các chi phí lớn, ảnh hưởng đến cả gia đình cũng có thể bàn bạc giữa các thành viên. Ví dụ như đi cùng một xe thay vì nhiều xe hàng ngày. Giảm kích thước của căn nhà và dùng số tiền dôi dư để gửi tiết kiệm chẳng hạn. Tất nhiên, những việc này sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bạn nhưng sẽ tốt hơn cho cuộc sống về hưu của bạn.
Tác giả: