Thất Tịch là gì?
Lễ Thất Tịch (ngày 7/7 âm lịch hàng năm) gắn liền với sự tích Ngưu Lang - Chức Nữ. Ngày này được gọi là ngày Lễ tình yêu của một số nước châu Á.
Theo truyền thuyết, Ngưu Lang là một anh chàng chăn trâu tuy nghèo nhưng rất chăm chỉ, lương thiện nên dành được tình cảm của Chức Nữ - con gái út của Vương Mẫu Nương Nương. Chức Nữ là nàng tiên chuyên dệt các đám mây ngũ sắc trên bầu trời.
Hai người nên duyên vợ chồng, trải qua năm tháng hạnh phúc bên nhau và có được 2 người con (1 trai, 1 gái).
Một ngày nọ, Chức Nữ phải trở về thiên đình theo lệnh của Ngọc Đế. Ngưu Lang đau khổ đuổi theo, nhưng bị chặn lại bởi con sông Thiên Hà, ranh giới giữa cõi phàm trần và tiên giới.
Ngưu Lang nhất định chờ bên sông Thiên Hà không chịu rời đi.
Từ đó, bên sông Thiên Hà có thêm một ngôi sao, người ta gọi đó là sao Ngưu Lang.
Vương Mẫu thương cảm cho tấm chân tình của Ngưu Lang nên đã đồng ý để hai người gặp nhau vào ngày 7 tháng 7 âm lịch - lễ Thất Tịch.
Vì vậy, ngày này được coi là lễ tình yêu của một số quốc gia phương Đông.
Tại Trung Quốc, Thật Tịch là một dịch lễ quan trọng. Họ còn gọi ngày ngay là ngày Trùng Thất.
Lễ hội này cũng được du nhập vào Nhật Bản và Hàn Quốc.
Tại Việt Nam, ngày Thất Tịch còn được gọi là ngày "ông Ngâu, bà Ngâu". Vào ngày này trời thường đổ mưa ngâu. Dân gian tin rằng đó là nước mắt của Ngưu Lang và Chức Nữ khi gặp nhau.
Trong ngày 7/7 âm lịch, các đôi lứa yêu nhau thường đến chùa làm lễ và cầu mong tình duyên bền vững.
Tại sao mọi người hay ăn đậu đỏ trong ngày lễ Thất Tịch?
Vào ngày lễ Thất Tịch, dân gian tin rằng ăn đậu đỏ là một cách cầu cho nhân duyên may mắn.
Theo quan niệm phương Đông, những người độc thân ăn đậu đỏ vào ngày Ngưu Lang gặp Chức Nữ để cầu tình duyên thuận lợi, sớm gặp được ý trung nhân hoặc đến được với người mình yêu. Các cặp đôi ăn đâu đỏ cùng nhau sẽ có tình cảm bền vững, bên nhau dài lâu.
* Thông tin mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm.
Tác giả: