Mùa hè mẹ cứ trồng loại rau này trong vườn vừa giúp đuổi muỗi lại vô cùng bổ dưỡng

( PHUNUTODAY ) - Loại rau này không chỉ giúp đuổi muỗi, côn trùng mà còn có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Cây ngải cứu là loại cây đuổi muỗi được trồng khá phổ biến ở Việt Nam, cây dễ trồng và phát triển nhanh. Mùi hương của ngải cứu giúp đuổi muỗi tự nhiên, có thể dùng cây tươi hoặc khô. Nên đặt bó ngải cứu khô ở cửa, tử quần áo, trong túi để phòng muỗi. Ngoài ra, mẹ có thể dùng lá ngải cứu phơi khô, đốt sẽ giúp đuổi muỗi.

Cách trồng ngải cứu

Chuẩn bị đất

do-dat-thung-xop

Sử dụng đất sạch kết hợp phân bón hữu cơ: phân bò, gà, phân trùn quế…. Có thể trộn 7 phần đất sạch + 3 phần phân trùn quế.

Nếu tự lấy đất được thì khỏi tốn tiền mua, chỉ chú trọng vào khâu làm đất và bón phân hợp lý là được. Đầu tiên, mẹ cần có một lượng đất nhất định (đất phù sa là tốt nhất). Đem đập nhỏ nhưng không quá vụn rồi phơi khô (phơi ải) ít nhất 10 ngày để diệt mầm bệnh. Để cây khỏe và lớn nhanh cần một hàm lượng phân chuồng hoai như phân bò, phân gà, phân trùn quế… Bón bổ sung cho đất trước khi trồng và sau mỗi lần thu hoạch, cải tạo lại đất.

Cách trồng

Cây ngải cứu có thể trồng bằng cách gieo hạt, trồng cây con hoặc cắm cành. Nhưng đơn giản nhất và nhanh nhất là cắm cành.

maxresdefault

Mẹ có thể ra chợ chọn mua những cành ngải cứu hơi già một chút, đem về hái hết lá để ăn sau đó lấy cành cắm xuống đất. Hoặc nếu có sẵn cây giống đã được trồng sẵn trước đó rồi có thể chặt một đoạn thân cây ngải cứu khoảng 20 - 30 cm và cắm xuống đất.

Nên bón lót trước khi trồng cây con với phân chuồng hoai mục, phân cá ủ hoai hoặc phân vi sinh để tạo nguồn dinh dưỡng giúp cây khỏe mạnh.

Cách chăm sóc

Ngải cứu rất dễ phát triển nên việc chăm sóc cũng không cần quá nhiều. Chỉ cần trồng cây ở nơi có đủ ánh sáng để cây có thể phát triển tốt nhất đã là điều kiện thuận lợi để bớt được thời gian chăm sóc chúng.

Rau ngải cứu là rau ăn lá, chỉ cần tưới nước, nước tiểu ngâm lân là đủ, không nên tưới nhiều quá cây rất dễ bị thối rễ và hỏng lá. Trước khi thu hoạch 10 ngày chỉ nên tưới nước.

la-ngai-cuu-co-tac-dung-gi

Tác dụng của cây ngải cứu với sức khỏe

Cầm máu

Trong lá ngải cứu có chứa flavonoid, là một loại polyphenol có tác dụng kháng viêm hiệu quả. Đó là lý do vì sao từ xa xưa, ông bà ta vẫn sử dụng lá ngải cứu để cầm máu những lúc bị thương.

Trị mụn nhọt

Tương tự khả năng kháng viêm sát khuẩn trong việc cầm máu, lá ngải cứu giã nhuyễn đắp lên da cũng điều trị mụn nhọt rất hiệu quả. Giã nhuyễn và đắp lên da 20 phút mỗi ngày sẽ phát huy công dụng. Tuy nhiên vẫn phải đảm bảo yếu tố vệ sinh trong phương pháp này.

Bổ máu và giúp lưu thông máu

Với công dụng này nên chế biến thành món trứng rán ngải cứu. Cắt nhỏ ngải cứu đánh tan với một quả trứng và rán lên ăn với cơm, các đặc tính tốt của ngải cứu và trứng như giàu protein, andenin, cholin… sẽ giúp khi huyết lưu thông, tăng cường hệ miễn dịch.

image-article-10002025

Trị cảm cúm, ho, đau đầu

Nhờ vào lượng tinh dầu trong lá ngải cứu và tính ấm nên lá ngải cứu có công dụng tuyệt vời trong việc giải cảm. Cụ thể chúng ta lấy 300gram lá ngải cứu, 100gram lá khuynh diệp, 100gram lá bưởi nấu lên với 2 lit nước, cho sôi khoảng 20 phút thì đem xông trong 15 phút

Giảm đau

Các chứng phong thấp, đau lưng, đau đầu cũng được cải thiện khi sử dụng các món ăn chế biến từ cây ngải cứu, nhờ vào các axit amin có lợi bên trong lá ngải cứu, các quá trình chuyển hóa, trao đổi chất sẽ diễn ra trôi chảy, giảm triệu chứng đau nhức hằng ngày. Có thể luộc, nấu canh hay xào phần thân và lá giống cây này.

TAGS:
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn