Không chỉ thịt lợn, Tôm-cua-ốc còn NHIỀU SÁN hơn: Nhớ kỹ cách LÀM SẠCH này thì ăn bao nhiêu cũng yên tâm

( PHUNUTODAY ) - Hải sản nếu không được chế biến đúng cách thì cũng có thể khiến người ăn bị nhiễm ấu trùng giun, sán, đỉa hoặc thậm chí là cả vắt.

Các loại hải sản chứa giun, sán, đỉa, vắt nhiều đến mức nào?

Theo bác sĩ Nguyễn Tiến Lâm ở Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương: Trong thịt cua biển sống có chứa nang trùng Lungfluke hay còn gọi là đỉa phổi. Nếu bị nhiễm vào người sẽ gây ho, khạc ra máu, khi xâm nhập lên não còn có thể gây co giật, bại liệt…

Trong các loại cá biển như cá hồi, cá thu chứa ấu trùng giun sán Anisakia. Nếu ăn phải thì chỉ sau vài giờ sẽ xuất hiện các biểu hiện như: Buồn nôn, nôn, đau vùng thượng vị mỗi lúc 1 dữ dội kèm theo dị ứng khắp cơ thể.

Trong các loại hải sản nước ngọt như cá quả, cá trê, lươn, ốc, ếch… có chứa ấu trùng giun sán gây bệnh giun đầu gai. Vùng bị giun sán xâm nhập sẽ xuất hiện các vết mẩn đỏ trên da, sưng, nổi ngứa…

Trong cá trắm, cá chép, cá diếc thì chứa ấu trùng sán lá gan nhỏ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến gan và mật.

Trong tôm, cua đồng có chứa ấu trùng sán lá phổi khiến người nhiễm bị ho dai dẳng, khạc đờm ra màu gỉ sét giống như bị bệnh lao.

VN_15c908fd9b8e8b1619c95552t09ccb6c9

Cách sơ chế hải sản để diệt sạch giun, sán, kí sinh trùng

Để loại bỏ giun, sán, vắt, đỉa có trong hải sản, các chuyên gia khuyến cáo nên ăn chín, uống sôi vì hầu hết chúng đều bị tiêu diệt ở nhiệt độ cao. Tuyệt đối không ăn cá biển, mực còn sống, tái hay chưa chín hẳn; nhất là cá hồi, cá thu, cá mòi.

Ngoài ra, ngay từ khâu sơ chế cũng phải tuân thủ đúng các điều sau:

– Với cua biển, phải ngâm trong nước muối vài tiếng rồi mới cho ra rổ, để ráo. Ngoài ra, cần dùng bàn chải để làm sạch phần mai, càng, chân cua; bóc mai cua và ngâm vào nước trước khi giã để trứng giun trôi ra ngoài. Không ăn phần óc có trong mai cua vì đó là nơi chứa nhiều ấu trùng giun sán nhất.

– Với cá biển, khi sơ chế phải loại bỏ tất cả nội tạng vì ấu trùng giun sán thường cuộn tròn không màu bên trong hoặc dưới dạng giun xoắn.

– Với cua, sò, ốc phải ngâm trong nước ít nhất là 5 tiếng trước khi chế biến để chúng nhả hết chất bẩn, đất cát và quan sát xem có giun, sán trong nước hay không.

Cách nhận biết hải sản có chứa giun sán, vắt, đỉa

VN_15c908fd8b8f310419c95544t09ccb6c8

– Với các loại cá, lươn: Quan sát qua nội tạng hoặc cắt cá, lươn thành nhiều khúc trước khi chế biến. Nếu có trứng hay giun sán kí sinh thì rất dễ quan sát được bằng mắt thường.

– Với các loại cua: Từng có 1 trường hợp tại Hà Giang khi bóc mai của con cua ra thì thấy bên trong có rất nhiều vắt. Con lớn nhất màu hồng liên tục bò ngoe nguẩy và vô số những con khác màu trắng, đếm không xuể. Bởi vậy, cách nhận biết tốt nhất là bóc mai cua và quan sát thật kỹ trước khi nấu.

VN_15c908fd7b8813ef19c95503t09ccb6c7

– Với các loại tôm: Nên tách phần đầu tôm bởi đó là nơi dễ phát hiện nhất. Nếu có chứa giun sán thì ngay lập tức chúng sẽ bị rơi ra ngoài.

– Với nghêu, sò, ốc, hến: Nên ngâm trong nước vài tiếng, giun sán rất có thể sẽ xuất hiện trong nước. Ngoài ra, mở nắp của các loại hải sản này và quan sát khi chúng còn sống để kiểm tra cũng là 1 cách rất hiệu quả.

Cách mua hải sản tươi ngon

Cua

- Khi chọn cua, nhìn bên ngoài thấy lớp vỏ màu xám đục, dùng tay ấn vào yếm cua thấy rắn chắc, yếm to là cua có nhiều thịt.

- Không nên chọn cua nhìn que càng và mai trông hơi xanh, ấn tay vào yếm thấy mềm là loại cua mọng nước, xốp, ít thịt, không ngon.

- Nên chọn con thật tươi, nhìn yếm vẫn còn bám chắc vào thân, chân và càng chuyển động khỏe mạnh, linh hoạt, gai trên càng và mai cua vẫn còn sắc nguyên.

Ghẹ

Ghẹ có nhiều loại như ghẹ đỏ, ghẹ ba chấm, ghẹ xanh… nhưng ghẹ ngon, nhiều thịt và bổ dưỡng nhất vẫn là ghẹ xanh.

- Không nên chọn con quá lớn, con vừa phải sẽ nhiều thịt và ngon hơn.

- Chọn những con thật chắc, bằng bàn tay người lớn, bấm vào yếm không lún.

- Nếu thích ăn ghẹ thịt thì chọn con đực, bấm tay vào sát phần yếm (phía dưới ức, gần chân mái chèo), nếu không lõm thì đó là cua ghẹ chắc thịt.

- Nếu thích ăn ghẹ có gạch thì chọn con cái. Những con này có màu hơi ngả vàng, các chân của chúng bóp rất chắc chứ không mềm hoặc hơi lõm.

- Ghẹ đực thì yếm (vùng tam giác phía dưới bụng) nhỏ, ghẹ cái thì yếm to.

Tôm

Tôm ngon thân phải săn chắc, vỏ còn cứng, màu trắng trong chứ không đục hay ngả sang đỏ, vàng. Phần đầu dính chặt vào thân, các càng vẫn còn nguyên, không có mùi tanh, ươn.

- Mắt cá phải tươi, hai mắt sáng và linh hoạt. Một số loại cá, mắt có thể lồi ra một chút.

- Nếu ấn nhẹ vào mình cá mà thịt lại bật trở lại về nguyên trạng thì đó là cá tươi. Bản chất của thịt cá là có tính đàn hồi. Theo thời gian bắt cá lên khỏi mặt nước thì khả năng này sẽ giảm

- Mang cá màu đỏ hoặc hồng là cá tươi và đầy sức sống.

- Một con cá tươi phải có vảy xếp chặt khít và sáng bóng. Da cũng không được có bất cứ nốt lấm chấm nào.

Cách lựa chọn các loại sò không khác nhau là mấy. Như sò huyết ngon là khi bạn chọn con phải lớn vừa ăn vì nếu nhỏ lúc luộc hoặc sò sẽ bị teo lại, còn to quá thì dễ bị dai.

Sò còn tươi khi nhìn trên rổ thấy nhiều con đang thò lưỡi ra ngoài. Nếu sò ngậm miệng, nên ngửi sò, sò có mùi hôi không nên mua.

Ngao

Khi mua nên chọn những con vỏ còn cứng, và đóng chặt miệng. Dùng tay tách thử vỏ ngao, nếu có thể dễ dàng tách chúng ra tức là ngao chết. Cũng có những con ngao còn sống mà miệng của chúng lại mở ra. Lúc này, dùng tay chạm vào chúng, nếu thấy ngao di chuyển hoặc miệng khép lại, tức là ngao còn tươi sống.

Ốc

Ốc ngon có mày nằm sát bên ngoài, khi đụng tay vào, mày khép lại. Ngược lại, mày thụt sâu vào trong là ốc không ngon. Ốc chết có mùi rất khó chịu.

TAGS:
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn