Khả năng răn đe Nhật Bản của vũ khí tấn công TQ

( PHUNUTODAY ) - Vũ khí tối tân hiện đại không chỉ răn đe để đè bẹp ý chí phản kháng mà khi cần thiết sẵn sàng sử dụng cho đối phương nếm trải.

Cách đánh)- Ở một quốc gia đang thực hiện một chiến lược để bá chủ thế giới thì việc xây dựng lực lượng quân sự hùng mạnh là nhiệm vụ trọng tâm, trong đó sản xuất, chế tạo vũ khí được coi như là yếu tố quyết định.
[links()]
Vũ khí tối tân hiện đại không chỉ răn đe để đè bẹp ý chí phản kháng mà khi cần thiết sẵn sàng sử dụng cho đối phương nếm trải.

Liệu Trung Quốc có đủ khả năng như vậy với Nhật Bản hay không?

Thông thường, trong các cuộc chiến, kẻ nào mạnh sẽ thắng. Đánh giá, so sánh sức mạnh thì có rất nhiều yếu tố, nhân tố, song, quốc gia gây chiến thường lấy phương tiện chiến tranh (vũ khí) làm cơ sở, thước đo, đầu tiên so sánh mạnh yếu để hạ quyết tâm.

Trong chiến tranh hiện đại, công nghệ cao ngày nay, nếu so sánh về vũ khí thì bên nào có vũ khí đáng tin cậy thì bên đó thắng cục bộ hoặc thậm chí sẽ thắng toàn bộ.

Vậy, yếu tố để tạo nên sự tin cậy của vũ khí là gì? Có 4 yếu tố: Độ chính xác; bền; dễ sử dụng và độc đáo. Đây có thể nói là tiêu chuẩn “4 trong 1” của vũ khí hiện đại.

Khái niệm độ chính xác ở đây không chỉ là nổ trúng mục tiêu (tên lửa, đạn pháo…) hay xác định mục tiêu chính xác (radar…) mà lớn hơn, đó là ý chí của con người áp đặt vào vũ khí được vũ khí thực hiện ở mức tối đa.

Độ chính xác trong thử, diễn tập mới chỉ là phần cứng, điều quyết định nhất là phải chính xác ngay cả khi đối phương bảo vệ, chống trả quyết liệt, trong điều kiện khắc nghiệt của chiến tranh như áp chế điện tử, ngụy trang, hoạt động khi tác chiến (khác xa khi diễn tập)…

Điều này thì phụ thuộc hoàn toàn vào khoa học công nghệ, vào sự kết nối đồng bộ của hệ thống vũ khí…và vào trí tuệ con người sử dụng.

Về độ bền. Từ một khẩu súng bộ binh cho đến một con tàu khu trục hay động cơ máy bay, động cơ tàu chiến… thì độ bền của nó có khi quyết định sinh mạng của người lính hay của một trận đánh.

Trong chiến đấu, người lính luôn vận hành vũ khí mức tối đa và tối thiểu. Những khẩu súng 37 ly 2 nòng được bắn cho đến đỏ nòng khi không có thời gian làm mát (mà lúc đó thì đầu đạn chỉ đủ bay ra khỏi nòng, rất nguy hiểm và hiệu quả bằng không).

Những con tàu được thuyền trưởng cho chạy hết tốc lực để tránh tên lửa hay tiếp cận mục tiêu…(mà máy tàu chưa từng được vận hành như vậy), máy tàu có vấn đề như bục ống dẫn, nổ tung…là điều không hiếm…

Điều trớ trêu là những “căn bệnh hiểm nghèo” này nó không bao giờ “phát tiết” ra trong diễn tập hay thử. Diễn tập không cho chúng ta bài học, kinh nghiệm xương máu mà thứ đó chỉ cho từ chiến tranh.

Tiếp theo là dễ sử dụng. Bởi người lính không phải ai cũng là tiến sỹ.

Sử dụng vũ khí mà khó, rườm rà có nghĩa là thời gian triển khai tác chiến lâu, yếu tố bất ngờ khi tấn công và tránh bị phản công (rút chạy) không có nên dễ bị đối phương tiêu diệt trước.

Chẳng hạn Bastion-P thuộc diện hiện đại bậc nhất trên thế giới nhưng dễ sử dụng, triển khai chiến đấu chỉ cần 5 phút cho 8 ống phóng, một loạt phóng cách nhau 2,5 giây, phóng rồi quên và mỗi quả tên lửa nó phóng ra thì diệt gọn hầu như bất kỳ tàu chiến mặt nước nào nếu như trúng đích, trừ tàu sân bay và tàu  khu trục cỡ lớn…

Cuối cùng là vũ khí phải có tính độc đáo. Độc đáo nghĩa là vũ khí đó đối phương không có hoặc không có những tính năng đặc biệt này. Đây chính là “con bài tẩy” sẽ chiếm ưu thế trên chiến trường, gây cho đối phương bất ngờ, lúng túng, rất khó đối phó. Hãy để ý đến tên lửa Iskander của Nga, điều độc đáo khiến NATO khiếp sợ là nó có thể “bay lượn như chim”…

Như vậy, có thể nói, trên thế giới, vũ khí thuộc diện đáng tin cậy nhất là của Mỹ chứ không ai khác, vì Mỹ có điều kiện.

Sản xuất, chế tạo vũ khí của Mỹ theo một vòng tròn khép kín mà không phải quốc gia xuất khẩu vũ khí nào cũng có.

Nhà sản xuất chế tạo ra vũ khí, vũ khí đó được thực nghiệm trên chiến trường với người lính, từ những “kinh nghiệm xương máu” vũ khí này quay trở về nhà sản xuất để khắc phục, cải tiến…cho đến lúc tối ưu.
Với Trung Quốc, vũ khí do họ chế tạo, sản xuất có đáng tin cậy hay không?

Trung Quốc thử tên lửa đạn đạo răn re Nhật Bản?
Trung Quốc thử tên lửa đạn đạo răn re Nhật Bản?

Do cơ cấu, nền móng, ngành công nghiệp nói chung và công nghiệp quốc phòng nói riêng, Trung Quốc chưa cao bằng Nhật Bản cho nên không thể nói vũ khí Trung Quốc đáng tin cậy hơn Nhật Bản.

Do khoa học công nghệ còn hạn chế, Trung Quốc phải mua rất nhiều thứ từ nước ngoài, kể cả động cơ máy bay tiêm kích. Điều đáng phục của Trung Quốc là họ có thể làm nhái vũ khí của ai nếu họ thích và thực sự, thực lực vũ khí trang bị của Trung Quốc mà họ sản xuất đều na ná giống hàng chính hiệu.

Đã thế vũ khí Trung Quốc chưa qua thực tế ở chiến trường, vì thế, độ chính xác, độ bền và tính độc đáo dĩ nhiên không có, không cao.

Trung Quốc vốn thích khoe khoang, nhưng cho đến nay dù khoe khoang vẫn chưa thấy được loại vũ khí độc đáo, mang bản sắc Trung Quốc nào. Tên lửa diệt tàu sân bay, hay máy bay tàng hình…mới chỉ là nói.

Với Nhật Bản, ngay từ thời Thế chiến thứ hai, Nhật đã sản xuất được loại máy bay chiến đấu được đánh giá là hiện đại nhất và nguy hiểm nhất thế giới thời đó.

Đó là chiếc Mitsubishi A6M Zero, được đưa vào sử dụng rộng rãi đầu thế chiến thứ hai. Trong các cuộc đụng độ vào đầu cuộc chiến, Mitsubishi A6M Zero đã trở thành huyền thoại bởi khả năng bắn hạ máy bay đối phương với tỉ lệ “12 ăn 1”.

Ngay thời đó mà Mitsubishi A6M Zero có thể bay với vận tốc 500km/giờ ở độ cao 4.000m và có khả năng nhào xuống độ cao 3.000m chỉ trong 3,5 giây thì đúng là độc đáo.

Với một bề dày truyền thống đầy kiêu hãnh đó, với tố chất con người đó, trên một nền tảng công nghiệp hiện đại và một nền kinh tế chẳng kém Trung Quốc đó thì xin ai đừng thách thức Nhật Bản, xin đừng đưa Nhật Bản vào cuộc chạy đua vũ trang.

Sự khủng khiếp của châu Á-TBD về sức mạnh và tàn bạo của Đại đế quốc Nhật Bản chưa phai mờ khiến cho các quốc gia châu Á-TBD phải cảnh giác, ghi nhớ và nên quan hệ với nhau hòa bình, hữu nghị, tôn trọng lợi ích của nhau trên cơ sở luật pháp quốc tế.

Thời báo Hoàn cầu đang đe dọa Mỹ nếu can thiệp vào châu Á-TBD, không chấp nhận vai trò bá chủ của Trung Quốc ở đây thì có thể xảy ra thảm họa chiến tranh hạt nhân.

Có lẽ đây chỉ là sự “nhắc khéo” Nhật Bản thì đúng hơn, nhưng một lần nữa xin đừng dồn Nhật Bản vào chân tường. Chưa biết chừng, 500 đầu đạn hạt nhân của Trung Quốc phải đối đầu với 7.500 đầu đạn hạt nhân của Nhật Bản mới đúng là thảm họa.

Trong thời đại ngày nay, dùng sức mạnh của vũ khí để gây chiến, áp đặt quyền thống trị của mình lên quốc gia khác thì Nhật Bản hay những quốc gia khác cũng vậy thôi, họ sẽ đứng lên và buộc kẻ đó không ít thì nhiều phải trả giá.

Nhưng có lẽ, giá đắt nhất đó là sinh mạng của những con người, bởi không có gì quý hơn con người.

Hòa bình hữu nghị, láng giềng tốt của nhau, giải quyết những tranh chấp bất đồng bằng luật pháp quốc tế, tránh đầu rơi máu chảy là nguyện vọng thiết tha cháy bổng của toàn thể nhân dân châu Á-TBD.
Vết chân của Nhật Bản còn đó, đừng ai đi theo vết chân cũ này.

>>Ảnh độc: Tên lửa khủng Trung Quốc có thể hủy diệt Mỹ
  • Lê Ngọc Thống
TAGS:
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn

TIN MỚI CẬP NHẬT