Bước cải tiến kỹ thuật của quân sự Việt Nam

( PHUNUTODAY ) - Trong thời chiến tranh vượt qua bao gian khổ, chuyên gia quân đội Việt Nam vẫn sáng chế, cải tiền nhiều vũ khí lợi hại. Tiếp nối truyền thống, các kỹ sư vũ khí cải tiến về kỹ thuật đáp ứng yêu cầu tham gia chiến đấu.

Trong thời kỳ chiến tranh vượt qua bao gian khổ, những chuyên gia quân đội Việt Nam vẫn sáng chế, cải tiền nhiều vũ khí lợi hại, hiệu quả. Tiếp nối truyền thống, các kỹ sư vũ khí Việt Nam không ngừng cải tiến về kỹ thuật quân sự để đáp ứng yêu cầu kỹ thuật tham gia chiến đấu.
[links()]
Cải tiến rocket Mỹ trang bị trên trực thăng Nga

Các kỹ sư vũ khí hàng không Việt Nam từng thực hiện cải tiến nhỏ đưa rocket do Mỹ sản xuất lên trực thăng Nga. Việc cải tiến nhằm đáp ứng yêu cầu vũ khí cho trực thăng Mi-24 chiến dịch truy quét tàn quân Khơme đỏ ở Campuchia.

Mi-24 là trực thăng tấn công do Liên Xô phát triển và đưa vào sử dụng đầu những năm 1970. Đây là trực thăng vũ trang “có một không hai” vừa được trang bị vũ khí hạng nặng làm nhiệm vụ yểm trợ hỏa lực mặt đất, tiêu diệt xe tăng – thiết giáp, đồng thời có khoang chở quân chứa được tối đa 8 lính.

Cuối những năm 1970, Liên Xô viện trợ một số lượng nhỏ trực thăng tấn công Mi-24 cho Không quân Nhân dân Việt Nam. Năm 1980, Quân chủng Không quân Việt Nam chính thức thành lập phi đội trực thăng Mi-24 đầu tiên thuộc Trung đoàn 916.

Trực thăng vũ trang Mi-24 phóng rocket.
Trực thăng vũ trang Mi-24 phóng rocket.

Những chiếc Mi-24 mà nước bạn viện trợ cho Việt Nam thuộc biến thể Mi-24A – thế hệ đầu của dòng trực thăng này. Mi-24A so với Mi-24D và những biến thể hiện đại có sự khác biệt chính nằm ở kiểu buồng lái.

Mi-24A dùng khoang lái 3 người với sĩ quan điều khiển vũ khí ngồi trước, phi công và hoa tiêu ngồi song song ở ghế sau. Biến thể Mi-24 trở về sau dùng kiểu khoang lái “bong bóng đôi” với sĩ quan vũ khí ngồi trước và phi công ngồi sau.

Thân máy bay Mi-24A bọc giáp dày có thể chống lực va chạm từ những viên đạn cỡ 12,7mm. Mi-24A trang bị 2 động cơ tuốc bin trục Isotov TV3-117 cho phép đạt tốc độ tối đa 335km/h, tầm bay 450km, trần bay 4.500m.

Về vũ khí, Mi-24 lắp súng máy 12,7mm ở đầu mũi và 4 cụm bệ phóng rocket (8-16 ống) cùng 4 tên lửa chống tăng có điều khiển AT-2 trên 3 giá treo nằm ở 2 cánh nhỏ trên thân.

Trong những năm tháng sử dụng Mi-24A chi viện hỏa lực bộ đội ta truy quét tàn quân Khơme đỏ (*), các cán bộ kỹ sư hàng không Việt Nam còn có những cải tiến nhỏ đưa kiểu đạn rocket của Mỹ lên trực thăng Nga phục vụ chiến trường.

Vì số lượng đạn rocket của Mỹ viện trợ cho quân VNCH rất nhiều, chúng ta có thể tận dụng để mang lên các phương tiện chiến đấu Liên Xô (Nga).

Nhưng, để giải quyết vấn đề này không đơn giản, vì rocket của Liên Xô so với Mỹ không cùng kích cỡ, không thể tùy tiện đưa đạn rocket Mỹ vào cụm bệ phóng rocket Liên Xô. Nếu dùng cụm bệ phóng rocket Mỹ, mấu để móc vào giá treo trên Mi-24 không vừa. Hơn nữa, cụm bệ phóng này không dùng được nhiều lần.

Trước tình hình đó, các cán bộ trẻ vũ khí hàng không Việt Nam đã tìm ra phương án đặc biệt để đưa rocket Mỹ lên trang bị cho trực thăng Mi-24.

“Chúng tôi lấy ống phóng rocket của máy bay trinh sát U-17 chuyên dùng để bắn rocket khói chỉ điểm mục tiêu. Sau đó, chúng tôi dùng 2 đai bó lại thành chụm (8-16 ống), trên đai hàn một móc treo với kích thước phù hợp để móc vào giá treo trực thăng Mi-24, phải đảm bảo cho cân đối.

Với cách làm này, đã đảm bảo được phóng rocket Mỹ trên trực thăng Nga, có thể dùng đi dùng lại nhiều lần”, Đại tá Nguyễn Kim Khôi – Cán bộ vũ khí hàng không (Quân chủng Phòng không Không quân) trực tiếp tham gia công tác cải tiến đưa rocket do Mỹ sản xuất để bắn trên trực thăng Mi-24 của Liên Xô chia sẻ.

Quá trình thử nghiệm việc dùng cụm bệ phóng tự chế này đã thành công tốt đẹp và đảm bảo đủ yêu cầu kỹ thuật tham gia chiến đấu.

Cải tiến thành công xe bọc thép bánh lốp BTR-152

Gần đây, các kỹ sư quân đội của Việt Nam đã cải tiến thành công xe bọc thép bánh lốp BTR-152. Đây là một trong những loại xe bọc thép chở quân bánh lốp của lực lượng Tăng – Thiết giáp Quân đội Nhân dân Việt Nam. Việt Nam được Liên Xô (cũ) viện trợ số lượng lớn loại xe này trong cuộc kháng chiến chống Mỹ.

BTR-152 do Liên Xô thiết kế từ năm 1946 và bắt đầu sản xuất hàng loạt từ năm 1950-1962 với 15.000 chiếc được xuất xưởng, phục vụ tại 25 quốc gia trên thế giới tính tới thời điểm này.

BTR-152 thiết kế dựa trên khung gầm cơ sở xe vận tải ZiS-151, động cơ được lắp ở phía trước, cabin được đặt ngay sau đó và khoang chở quân nằm ở phía sau. Một vài biến thể sau này dùng khung gầm ZiL-157.

Cấu trúc thân xe là kiểu hàn thép, vỏ giáp có độ dày từ 15-9mm, phần mỏng nhất nằm ở sàn xe, 4mm. Cabin có hai cửa, kính chắn gió được bảo vệ bởi 2 tấm sắt có khe nhìn, có thanh đóng mở riêng.

Xe bọc thép BTR-152 sau cải tiến của Việt Nam
Xe bọc thép BTR-152 sau cải tiến của Việt Nam


Khoang chở quân phía sau có khả năng chở 1,9 tấn hàng hoặc 18 lính. Lính trong xe có thể chiến đấu bằng súng cá nhân qua các lỗ châu mai ở hai bên thân xe. Họ vào/ra xe qua bằng cách leo qua nóc do xe không có mui.

Đây cũng chính là điểm yếu nguy hiểm của BTR-152, khi tác chiến trong khu vực đô thị, đối phương có thể phục kích trên nhà cao tầng nã đạn xuống, hoặc ném lựu đạn vào bên trong gây thương vong cho binh lính.

Xe cũng được trang bị vũ khí với một súng máy phòng không 12,7mm và một súng máy 7,62mm.

BTR-152 lắp động cơ xăng làm mát bằng nước ZIS-123 11,1 mã lực cho phép đạt tốc độ 75km/h (dung tích bình xăng 300 lít). Để bảo vệ động cơ, ở mũi xe có các cửa mảnh chống đạn. Xe không có bộ phận giảm xóc nên gây ra sự mệt mỏi cho kíp xe và binh lính khi di chuyển trên đường, đặc biệt địa hình vùng núi.

Gần đây, Viện Kỹ thuật cơ giới quân sự (Tổng cục Kỹ thuật) đã hoàn thành công trình “Nghiên cứu nâng cao khả năng cơ động của xe thiết giáp chở quân BTR-152”.

Các kỹ sư quân đội ta đã thay thế động cơ ZiS-123 và hộp số cũ bằng động cơ diesel và hộp số mới. Cải tiến hệ thống lái cơ khí không trợ lực thành hệ thống lái có trợ lực thủy lực, nâng cấp hệ thống treo, hệ thống khí nén, hệ thống điện giúp tăng cường khả năng chịu tải, tính ổn định khi vận hành của xe.

Ngoài ra, BTR-152 còn lắp thêm mui thép, cần gạt mưa, thiết bị đèn chiếu sáng, kính chiếu hậu để xe có thể thuận lợi hơn trong di chuyển trên khu vực đường giao thông.

Sau quá trình cải tiến và vận hành thử nghiệm, BTR-152 được đánh giá có nhiều tính năng ưu việt hơn so với trước khi cải tiến.

Phát triển phần mềm mô phỏng tên lửa S-75M3

Tiếp nối truyền thống đó, nhằm đáp ứng nhu cầu tài liệu trực quan phục vụ giảng dạy, huấn luyện môn học kỹ thuật tên lửa S-75M3, các học viên Học viện Phòng không-Không quân (Quân chủng Phòng không - Không quân) đã xây dựng phần mềm mô phỏng hoạt động chức năng tổ hợp tên lửa.

Tên lửa S-75M3
Tên lửa S-75M3

Các tác giả đã sử dụng phần mềm Powerpoint để mô phỏng hoạt động chức năng đài điều khiển SNR-75V3; sử dụng phần mềm Macromedia Flash và Powerpoint 2003 để mô phỏng hoạt động chức năng rút gọn của tổ hợp tên lửa phòng không S-75M3.

Sản phẩm mô phỏng thể hiện đầy đủ hoạt động của đài điều khiển cũng như tổ hợp tên lửa, bảo đảm tính trực quan sinh động cao, có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo, học tập cho học viên trong quá trình học tập tại trường.

Cải tiến súng phóng lựu sát thủ khủng nhất Việt Nam

 

  • Minh Đức (Tổng hợp QĐND)
     
TAGS:
Theo:  

TIN MỚI CẬP NHẬT