1 bộ phận của cá độc hơn cả thuốc độc, nhiều người vẫn thích ăn cần bỏ ngay

( PHUNUTODAY ) - Nếu vô tình ăn phải mật cá, nhẹ thì gây buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy; nặng có thể tổn thương gan, thận, gây suy đa tạng, thậm chí nguy hiểm tính mạng.

Theo Sohu, gần đây, tại Tiềm Ninh, bà Vũ trong lúc làm cá khô đã uống thẳng một viên mật cá cùng rượu trắng. Chỉ sau đó không lâu, bà xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng như nôn mửa, tiêu chảy, đau đầu và chóng mặt, nhanh chóng được chuyển lên Bệnh viện Nhân dân Đại học Vũ Hán cấp cứu. Kết quả kiểm tra cho thấy bà bị suy thận cấp, suy gan cấp và rối loạn đông máu. May mắn là sau 3 ngày tích cực điều trị, bà đã hồi phục và xuất viện.

Trường hợp tương tự cũng xảy ra với ông Tạ, gần 70 tuổi ở Tân Châu. Ông tin theo lời đồn về tác dụng chữa bệnh của mật cá, tự ý nuốt mật cá sống dẫn đến nôn mửa, tiêu chảy không ngừng. Dù được rửa dạ dày nhiều lần tại địa phương, tình trạng không cải thiện nên ông được chuyển viện. Bác sĩ chẩn đoán ông bị ngộ độc mật cá gây suy gan cấp. Sau thời gian điều trị, ông may mắn thoát khỏi nguy kịch.

Ảnh minh họa

Theo các chuyên gia y tế, mật cá là túi mật chứa dịch mật có độc tính cực mạnh như xyanua hydro, độc hơn cả lượng arsenic tương đương. Chất độc này phá hủy tế bào và không bị tiêu diệt dù đã nấu chín hay ngâm rượu. Khi ăn phải mật cá, người bệnh nhẹ sẽ bị buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, còn trường hợp nặng có thể dẫn đến suy gan, suy thận, thậm chí tử vong. Độc tố thường phát tác rất nhanh, chỉ sau 30 phút đến 6 tiếng.

Các loại cá phổ biến như cá chép, cá trắm, cá mè đều có mật độc nên tuyệt đối không nên ăn mật cá. Khi chế biến, cần cẩn thận tránh làm vỡ túi mật cá. Nếu lỡ ăn phải, cần đến ngay cơ sở y tế để được xử lý kịp thời.

Bên cạnh mật cá, một số thực phẩm quen thuộc khác cũng tiềm ẩn nguy hiểm nếu không cẩn trọng:

Khoai tây mọc mầm: Chứa độc tố solanin, có thể gây ngộ độc với triệu chứng nôn mửa, tiêu chảy, nguy hiểm đến tính mạng.

Nấm dại: Một số loại chứa độc tố, có thể gây đau bụng, nôn, co giật, thậm chí tử vong.

Đậu chưa nấu chín: Chứa lectin và saponin gây ngộ độc, biểu hiện bằng nôn ói và tê liệt.

Thực phẩm bị mốc: Chứa aflatoxin, có thể gây ung thư gan.

Cá nóc hoang dã: Có độc tố mạnh, đặc biệt trong mùa sinh sản, tiềm ẩn nguy cơ ngộ độc cao.

Thịt sống, tái: Dễ nhiễm khuẩn, ký sinh trùng, gây bệnh nếu ăn không đúng cách.

Khi nghi ngờ bị ngộ độc thực phẩm, người bệnh cần nhanh chóng:

Gây nôn nếu trong vòng 2 giờ sau khi ăn và tỉnh táo.

Giữ lại mẫu thức ăn và các vật liên quan để phục vụ chẩn đoán.

Đến ngay bệnh viện gần nhất để khám và điều trị kịp thời.

Tác giả: Minh Khuê