1. Nói chuyện có chừng mực
Nói chuyện là bản năng của mỗi người, biết cách nói chuyện có chừng mực lại là bản sự và tài năng mà không phải ai ai cũng có.
Một người thực sự có tu dưỡng sẽ suy nghĩ rất kĩ trước khi nói, đối với những sự việc bản thân không hiểu, tốt nhất đừng tỏ vẻ hiểu biết. Họ cũng không nói những lời sáo rỗng, vô nghĩa và không có căn cứ.
Khi họ biết rõ một việc gì đó, họ sẽ biết cách thể hiện một cách có lý trí, họ biết im lặng đúng lúc. Họ biết cách tiết chế cảm xúc của bản thân, khi bực bội sẽ biết cách nói chuyện một cách từ tốn, không nói những lời bất hảo, gây thị phi.
Những người có tu dưỡng luôn thận trọng trong lời nói, việc làm, ở bất cứ đâu cũng suy xét một cách lý trí, làm việc luôn suy nghĩ đến người khác.
2. Thói quen đúng giờ
Trong cuộc sống hàng ngày, đúng giờ là một nguyên tắc rất quan trọng trong giao tiếp và mối quan hệ giữa người với người.
Nếu bạn đến trễ hoặc lỡ hẹn, bạn thậm chí không giải thích và xin lỗi ngay sau đó, điều này chứng tỏ bạn là người ích kỷ, không có giáo dưỡng.
Quân tử nhất ngôn, nhất hành đều giống nhau. Một khi đã hứa sẽ cố gắng tận lực, làm hết sức mình để đạt được mục tiêu.
3. Tiết chế trong cười nói
Một người thực sự có giáo dưỡng sẽ không cười chế giễu sự riêng tư, khuyết điểm và những suy nghĩ của nhung người xung quanh họ.
Thước độ và sự chừng mực trong những lời nói đùa, chính là thể hiện sự tu dưỡng của một người. Cho dù thân mật đến đâu, chúng ta cũng không nên lấy câu chuyện riêng tư của người khác đem ra làm trò đùa và chủ đề để người khác chế giễu.
Đôi khi, một câu nói đùa không đúng lúc đúng chỗ, sẽ có thể ảnh hưởng đến cả cuộc đời của người khác.
4. Thái độ đối với tiền bạc
Nói về tiền bạc, không trôn tranh, không che đậy, người có thể rộng lượng và hào phóng, phẩm hạnh cũng sẽ không tồi.
Những người coi trọng chữ Tín, xem nhẹ lợi ích và bạc tiền, không quên ân nghĩa, mới là những người đáng tin cậy. Khi người thân, bạn bè đang cần giúp đỡ gấp, những người sẵn sàng cho vay tiền thường là những người tử tế, chính trực. Người trả lại tiền đúng hạn và chủ động trả lãi phải là người có phẩm chất tốt.
5. Sự nặng/nhẹ trong việc đóng cửa
Một người không có giáo dưỡng, khi đóng cửa sẽ không màng đến sự tồn tại của những người xung quanh, họ chỉ để ý đến sự thoải mái nhất thời của bản thân.
Trong khi đó, những người có học thức sẽ chú ý đến cảm xúc của người khác, đối với họ: Tôn trọng người khác cũng chính là tôn trọng chính mình. Mở/đóng của nhẹ nhàng, cũng là cách để thể hiện sự tôn trọng đối với những người xung quanh.
6. Quy tắc ăn uống
Người xưa rất coi trọng lễ tiết và nghi thức, bắt đầu từ những quy tắc trên bàn ăn.
Những người có tu dưỡng thường đặt nhiều công phu vào những tiểu tiết trong bữa ăn: Trước khi ăn cần phải đợi trưởng bối, người lớn ngồi yên tọa, khi dùng bữa sẽ không tùy tiện dùng đũa để lật lung tung đồ ăn.
Khi ăn thì hạn chế vừa ăn đầy miệng vừa nói chuyện, khi ăn tốt nhất nên nhai chậm, từ tốn. Khi có khách tới chơi nhà, chủ nhà không được ngồi dậy trước mà phải đợi khách ăn xong rồi mới rời bàn.
7. Hãy tôn trọng người khác
Nếu bạn nhận được thông điệp gì đó từ người khác, hãy kịp thời phản hồi lại. Khi ai đó chào bạn, ít nhất bạn hãy phản hồi lại và nói lời “Xin chào”; Khi ai đó thông báo cho bạn điều gì đó, cũng không quá khó khăn khi trả lời “đã nhận”...
Người khác hỏi bạn về điều gì đó, nếu biết thì hãy nói, không biết thì nói ‘không biết, không hiểu’. Nếu bạn đang bận rộn, sau khi xong việc nên kịp thời giải thích, nói lời xin lỗi để đối phương cũng có thể hiểu và thông cảm với bạn.
Tác giả: Dương Ngọc
-
Đức Phật chỉ ra, 3 ác tâm của người phụ nữ tạo nên nhiều "nghiệp" nặng, suốt đời lận đận, khó hạnh phúc
-
Nếu bạn đạt được 3 điều này, là bạn đã đạt được cảnh giới cao nhất của sự an lạc
-
Hãy tha thứ cho người làm tổn thương bạn, ác nghiệp mà họ gây ra sẽ trở thành tu hành của chúng ta
-
Biết nhân sinh, hiểu vận mệnh, hạnh phúc sẽ tự tìm đến bạn
-
Phật dạy, hãy tránh xa 9 loại người này, họ chỉ mang đến xui xẻo cho chúng ta mà thôi