1. Thi thoảng thử tự pha cà phê
Nhiều người có thói quen mua cà phê hoặc trà sữa mỗi ngày thì mới đủ tỉnh táo để làm việc. Thế nhưng bước sang năm 2025 với dự đoán tình hình kinh tế còn nhiều khó khăn hơn nữa thì bạn nên bắt đầu tiết kiệm khoản chi này.
Triệu phú tự thân David Bach viết trong cuốn “The Automatic Millionaire” rằng, chúng ta thường vứt bỏ quá nhiều tiền khó kiếm được cho những khoản chi tiêu "ít ỏi" không cần thiết mà không nhận ra rằng, chúng không hề ít khi cộng lại.
Ông giải thích rằng, nếu bạn không mua một ly cà phê 5 USD hoặc một thứ xa xỉ nhỏ khác, như đồ ăn nhanh hoặc nước ngọt, thì bạn sẽ có một số tiền đáng kể cho mục đích lớn hơn.
Năm mới 2025 này hãy thử xây dựng quyết tâm thực hành thói quen cho đi bạn nhé, dù là một cốc cà phê giá chỉ 35-50.000 nhưng có thể cứu giúp được nhiều mảnh đời khó khăn ngoài kia.
2. Tiết kiệm ít nhất một khoản nhỏ
Hãy lưu ý rằng: "Chi trả cho mình trước". Mỗi tuần dành ra một khoản tiền để vào tài khoản tiết kiệm hoặc heo đất, nếu không có nhiều thì chỉ cần 100.000/tuần cũng đã giúp bạn có thể bắt đầy xây dựng thói quen tiết kiệm cho mình rồi.
Có thể bạn cảm thấy không đáng khi nghĩ tới việc chỉ tiết kiệm được 400-500.000/tuần từ thu nhập của mình nhưng điều mà mọi người không hiểu là không chỉ số tiền bạn tiết kiệm được mà còn là thói quen bạn đang hình thành mỗi ngày.
3. Khôn ngoan khi sử dụng thẻ tín dụng
Nhiều chuyên gia khuyên chúng ta không nên sử dụng thẻ tín dụng vì đó là "cái bẫy" khi chúng ta thường xuyên trong tình trạng nợ nần.
Tuy nhiên, khi biết sử dụng thẻ tín dụng một cách thông minh thì bạn lại có thể tăng điểm tín dụng hàng năm với các ngân hàng, nhờ đó, sau này khi bạn vay mượn tiền cho các mục đích lớn hơn như mua nhà, mua xe sẽ dễ dàng hơn là người không có bất cứ lịch sử tín dụng nào.
Các chuyên gia tài chính đồng ý: Sử dụng đúng cách, thẻ tín dụng là một công cụ. Hãy thử thiết lập thói quen tiền bạc khôn ngoan năm 2025 này, dành thời gian tìm hiểu cách sử dụng nó để có lợi cho bạn, bao gồm cách chọn loại mang lại cho bạn nhiều lợi ích nhất.
4. Luôn giữ mức sống cơ bản
Đừng cho rằng chỉ vì bạn kiếm được nhiều tiền hơn trước đây có nghĩa là bạn cần nâng cấp mọi thứ trong cuộc sống của mình.
Thực tế là nhiều người vừa tăng lương là đổi nhà, đổi xe, cho con học trường tốt hơn... Khi thu nhập của bạn tăng lên, kỳ vọng của bạn cũng tăng theo, nhiều người bắt đầu sa đà vào cuộc sống xa hoa, tiêu xài hoang phí như mua sắm đồ hiệu, ăn uống xa xỉ... mà quên việc nên dùng đa số chúng cho việc đầu tư để tiền đẻ ra tiền.
Nhưng thực tế là hãy chỉ cần đảm bảo cuộc sống ở mức cơ bản dù thu nhập có tăng lên nhiều lần đi nữa vì ai biết được thăng trầm cuộc sống sẽ diễn ra như thế nào, hãy chọn cho mình con đường an toàn, bền vững bạn nhé.
5. Hiểu được giá trị từng đồng tiền của bạn
Hãy thử xem 100 nghìn trong túi bạn lúc này thì mua được gì ở thành phố, ở quê hay ở một quốc gia khác... điều này giúp bạn hiểu giá trị từng đồng tiền mà bạn có.
Thậm chí ở thành phố bạn tốn khoảng 50 nghìn một cốc nước nhưng ở các vùng quê thì khoảng 25-35 nghìn, giá cả chênh lệch phản ánh rất nhiều về thu nhập và mức sống ở từng địa điểm.
Đôi khi chỉ có 10 nghìn trong túi để mua được một bó rau cũng đáng quý, nó dạy bạn trân trọng tiền mình làm ra, không tiêu xài hoang phí cho những sở thích bốc đồng.
6. Lập ngân sách và cố gắng tuân thủ
Các chuyên gia tài chính thường khuyên bạn nên bắt đầu với quy tắc 50-30-20, trong đó 50 phần trăm cho chi phí, 30 phần trăm cho chi tiêu tùy ý và 20 phần trăm cho tiết kiệm.
Công thức này được rất nhiều người biết đến nhưng ít ai thực sự bắt tay hành động, tuy nhiên nếu bạn có thể thiết lập thói quen tiền bạc khôn ngoan năm 2025 này thì cuộc sống của bạn sẽ thay đổi rất nhiều.
Lập ngân sách và cố gắng tuân thủ nó bạn sẽ có tiền đảm bảo cuộc sống và đồng thời số tiền tiết kiệm giúp bạn có cảm giác an toàn, an tâm và vững vàng hơn với tương lai của mình.
7. Cộng số tiền mua đồ ăn
Tiền ăn uống là một khoản chi "ẩn" vì chúng ta thường thích mua đồ ăn ngoan, mua nhiều hơn khả năng ăn uống của mình vì cảm giác sợ thiếu.
Thế nhưng khi cộng dồn bạn sẽ thấy nó chiếm phần lớn trong ngân sách gia đình bạn. Rất nhiều người nghĩ rằng họ đang chi 2 triệu đồng cho một tuần thực phẩm trong khi họ có thể dễ dàng chi gấp 5 lần số tiền đó.
Trong một tuần, hãy ghi lại chính xác số tiền bạn đang chi cho đồ ăn hàng ngày, đồ ăn nhẹ hoặc nước trái cây và cộng lại. S
au đó, phân tích dữ liệu để xem liệu bạn có thể thực hiện thay đổi hay không, hãy thử cắt giảm chi tiêu không phù hợp, lý tưởng nhất là bạn chỉ nên chi 10 phần trăm tiền lương của mình cho thực phẩm, bao gồm cả các bữa ăn tại nhà hàng.
8. Tham khảo các diễn đàn nói về tiền bạc
Tham gia hội thảo lập kế hoạch tài chính, nhóm trên mạng xã hội nói về chi tiêu, lập kế hoạch tài chính, đọc sách hoặc nghe podcast liên quan đến tiền... để bổ sung kiến thức của mình về tiền bạc.
Theo thời gian, bạn có thể đọc hiểu các ngôn ngữ đầu tư như quỹ tương hỗ, danh mục đầu tư,... có thể giúp mọi thứ trở nên dễ dàng hơn cho sau này khi bạn nghĩ tới việc đầu tư lớn hơn.
9. Trung thực với chồng/vợ về tiền bạc
Vợ chồng mâu thuẫn về tiền bạc là điều thường thấy ở rất nhiều gia đình hiện đại nhưng ta vẫn xem nhẹ và cố tình lảng tránh khiến vấn đề ngày càng trở nên trầm trọng tới mức không thể cứu vãn nổi.
Theo một nghiên cứu từ Đại học bang Kansas, những bất đồng liên quan đến tiền bạc là nguyên nhân chính gây ra căng thẳng trong các mối quan hệ.
Bất kể bạn có gộp tiền lại hay giữ riêng, bạn phải có khả năng nói về các khoản nợ, mục tiêu và tiền lương với một nửa của mình.
Hãy trung thực và thẳng thắn khi bàn về chuyện tiền nong với vợ/chồng và trong các quyết định cần có sự đồng tình của hai bên nếu không muốn gây ra thêm những căng thẳng.
10. Hiểu rõ bạn muốn gì từ tiền của mình
Hãy suy nghĩ về cách bạn sẽ muốn sử dụng số tiền của mình như thế nào. Khi biết điều đó, chúng ta không chỉ có nhiều động lực hơn để tiết kiệm mà còn biết mình đang hướng tới điều gì.
Hãy viết ra những gì bạn muốn sử dụng tiền của mình cho dù đó là ngôi nhà mơ ước, chuyến du lịch xa hoa hay đảm bảo rằng bạn không bao giờ phải căng thẳng nữa, điều đó sẽ giúp bạn đi đúng hướng.
Tác giả: Dương Ngọc