Có 2 loại bi kịch đời người gặp phải là: Có mới nới cũ và Lòng tham vô đáy
Khi muốn một món nào đó, ta phải nghĩ cách giành bằng được. Nhỏ thì xin mẹ cha, lớn thì tự kiếm tiền. Không xin được thì đau khổ, không kiếm đủ tiền thì đau lòng. Ấy chính là bi kịch. Nhưng khi có được rồi lại muốn những thứ khác giá trị hơn, mà không thể nào với được thì lại là đại bi kịch.
Đi học thì muốn được nghỉ, nghỉ rồi lại cảm thấy nhàm chán. Được cha mẹ nuôi ăn học thì muốn đi làm kiếm tiền, tốt nghiệp phải đi làm thì lại chỉ mong quay trở lại đi học. Con người không bao giờ hài lòng với những gì mình đang có, đạt được thứ mong muốn rồi lại mong những thứ khác, có cái này lại đòi cái kia.
Nếu không đạt được thứ mình muốn thì trong lòng khổ sở, khó chịu, thậm chí làm đủ mọi việc để có được, kể cả việc xấu. Nhọc nhằn, vất vả muốn chiếm lấy thứ mong ước là một loại bi kịch. Lúc nào cũng mong ngóng về một thứ xa vời, không thể chạm tay tới là bi kịch.
Lòng tham tạo ra hai đại bi kịch của con người, có mới nới cũ, lòng tham vô đáy. Vì thế, muốn giải thoát khỏi bi kịch thì nghe lời Phật dạy sống thanh thản, từ bi và biết đủ. Hài lòng với cuộc sống của mình. Cố gắng vì những điều tốt đẹp nhưng không tham lam, tận hưởng quá trình phấn đấu một cách hạnh phúc.
2 bi kịch này dẫn đến nhiều tật xấu mà rõ nhất đấy là sở thích chiếm hữu. Bất kỳ ai sinh ra cũng thích chiếm hữu, ngay cả một đứa trẻ cũng thể hiện điều này khi chúng không muốn san sẻ tình yêu thương của cha mẹ với anh chị em của chúng.
Khi lớn hơn một chút, chúng ta luôn muốn có những thứ tốt nhất, đẹp nhất và thứ mình thích nhất. Chúng ta thích chiếm hữu ngay cả thứ mà mình không thích nhưng một người nào đó lại khao khát có nó.
Không chỉ tài sản mà ngay trong cả tình yêu sự chiếm hữu này cũng hiện lên rõ nét. Không ai muốn chia sẻ người mình yêu với một ai đó. Đôi lúc dù không còn yêu nhưng bạn cũng không muốn người kia của mình đi yêu một người nào khác. Không đơn thuần chỉ là sự ích kỷ mà trong đó còn có cả sự đố kỵ và toan tính của con người.
Trả giá và đánh đổi là những gì mà bạn muốn người khác làm để có được thứ mà bạn đang có. Người có lòng tham không đáy thì mưu cầu bao nhiêu cũng không đủ. Chính vì thế nên tâm không tịnh, không bao giờ thỏa mãn. Người không biết bằng lòng thì muôn đời chịu khổ.
Tâm biết đủ là hạnh phúc
Trong kinh Di Giáo Phật dạy: “Tri túc thường lạc”. Nghĩa là người biết đủ dù sống ở môi trường hay hoàn cảnh nào cũng được an vui.
Xưa kia, đức Phật còn trụ thế, đời sống của Ngài rất đơn giản, tam y nhất bát, hàng ngày ôm bình bát đi khất thực, thường sống ở núi rừng, không bận tâm đến sự ăn mặc, chổ ở, ngủ, nghĩ… cho nên nội tâm rất an lạc. Còn chúng ta khổ là do lòng tham không biết thế nào là đủ. Muốn cho thân tâm an lạc, người Phật tử cố gắng sống biết đủ, ăn vừa đủ no, mặc vừa ấm kín, tiền của có dư nên làm việc phước thiện, bố thí cúng dường “của ăn thì hết, của cho thì còn”.
Có một câu chuyện thuở xưa kể rằng: - Một vị Thầy hỏi nhà vua: “Vậy theo nhà vua, thế nào là một người giàu nhất thế gian?”
- Nhà vua trả lời: “Người giàu nhất thế gian là người không thiếu bất cứ một món báu vật quý giá từ thức ăn uống, ruộng vườn, nhà cửa, người hầu, thê thiếp. Người đó có đủ tất cả mọi thứ, chẳng hạn như trẫm đây đang trị vì khắp thiên hạ.”
- “Dạ thưa bệ hạ, khi nào chúng ta cần tìm cầu một thứ gì đó thì chúng ta mới thiếu phải không?”
- “Đúng là thế!”
- “Một người không còn tìm cầu và mong muốn bất cứ một điều gì nữa thì người đó có còn cái gì để mà thiếu nữa phải không?”
- “Thưa thầy, đúng như vậy!”
- “Vậy thưa bệ hạ! Người giàu nhất thế gian là người không còn thấy thiếu bất cứ một thứ gì cho bản thân mình nữa.”
- Ngay khi đó, nhà vua chợt khám phá ra rằng người biết đủ dù nghèo mà vẫn giàu, người không biết đủ dù giàu có đến mức nào cũng luôn thấy mình nghèo. Và ngài cũng hiểu ra rằng vì sao mọi người đồn đại vị thầy này là người giàu nhất thế gian tuy trên người không có một thứ gì quý giá. Sau khi về lại hoàng cung, hình ảnh an lạc, thảnh thơi của vị thầy đó đã làm nhà vua thức tỉnh mà biết buông xả mọi thứ.
Biết đủ là sống gói gọn bản thân vì rõ biết thân thể vốn vô thường, giả tạm. Hành giả không thụ hưởng xa hoa, luôn sử dụng thì giờ quý báu, tích cực tu luyện thân tâm để thành tựu sự nghiệp trí tuệ. Tích cực phục vụ cho cuộc đời để thành tựu “từ bi lẽ sống”, tạo nhân cách thánh thiện giữa mình và người.
Tác giả: Minh Ngọc
-
5 việc vừa tích đức vừa cải biến vận mệnh thầy phong thủy, tướng số không bao giờ tiết lộ cho bạn
-
5 kiểu người có mệnh gặp quý nhân, bạn có nằm trong số đó?
-
3 con giáp "hái ra tiền" trong tháng 8/2018, nhận tin vui tới tấp khiến thiên hạ vô cùng ghen tị
-
Những hình ảnh hiếm hoi trong lễ ăn hỏi Vân Navy và chồng doanh nhân
-
Khi tâm bấn loạn hay cuộc sống khổ đau, hãy mở chiếc túi này