Nữ hoàng đế duy nhất trong lịch sử phong kiến Trung Hoa
Trong lịch sử phong kiến Trung Quốc, Võ Tắc Thiên (624 – 705) là nữ hoàng đế duy nhất được công nhận. Ban đầu, bà chỉ là phi tần trong hậu cung của Đường Thái Tông Lý Thế Dân. Sau này, Võ Tắc Thiên trở thành hoàng hậu thứ hai của Đường Cao Tông Lý Trị. Cuối cùng, bà lên ngôi hoàng đế. Bà là hoàng đế đầu tiên và duy nhất của Võ Chu (690 – 705) - triều đại làm gián đoạn nhà Đường. Võ Tắc Thiên lên ngôi với tôn hiệu là Thánh Thần Hoàng đế.
Trở thành hoàng đế trong thời kỳ xã hội phong kiến mang nặng tư tưởng trọng nam khinh nữ, Võ Tắc Thiên để lại nhiều thành tựu, dấu ăn trong thời gian nắm quyền lực trị vì đất nước.
Các nhà sử học cho rằng mặc dù trong quá trình cai trị đất nước, Võ Tắc Thiên có nhiều lúc hà khắc, tàn nhẫn nhưng bà cũng là người có nhãn quan chính trị nhạy bén, biết trọng dụng nhân tài, có sự thưởng phạt nghiêm minh, có công ắt có thưởng, có tội ắt phải trị. Thời gian trên ngôi đế vương của Võ Tắc Thiên chỉ kéo dài 15 năm nhưng bà cũng có công mở mang lãnh thổ, đưa kinh tế xã hội thời bây giờ phát triển thịnh vượng, cải thiện đời sống của dân chúng. Đây là những thành tựu quan trọng mà không phải vị hoàng đế nào cũng có thể đạt được. Không những thế, Võ Tắc Thiên là một nữ tử, bà chắc chắn còn gặp phải nhiều khó khăn, áp lực lớn hơn các vị hoàng đế là nam tử khác trong lịch sử.
Cuối đời, Võ Tắc Thiên thoái ngôi và nhường lại ngai vàng cho con cháu nhà đường. Năm 705, Đường Trung Tông Lý Hiển, con trai thứ 7 của Võ Tắc Thiên và Đường Cao Tông lên ngôi lần thứ hai.
Võ Tắc Thiên nhiều công nhưng cũng lắm tội. Một trong những truyền kỳ về cuộc đời bà chính là câu chuyện xoay quanh các nam sủng. Những chuyển này một phần do dân gian thêu dệt, một phần là sự thật được sách sử ghi chép lại.
Theo các ghi chép lịch sử, sau khi lên ngôi hoàng đế, Võ Tắc Thiên có hậu cung hùng hậu không hề thua kém các hoàng đề khác. Các nam hoàng đế có hàng trăm, hàng nghìn cung tần mỹ nữ thông qua các cuộc tuyển chọn hằng năm thì nữ hoàng Võ Tắc Thiên cũng tuyển các nam nhân cho hậu cung. Việc tuyển nam sủng là việc không công khai nhưng bà cũng cũng có yêu cầu rất cao đối với người được tuyển.
Có hai điều kiện đặc biệt để trở thành người được Võ Tắc Thiên lựa chọn. Điều thứ nhất nhiều người có thể đáp ứng được. Tuy nhiên, điều kiện thứ hai cực kỳ ngặt nghèo, không nhiều người có được điều này.
Điều kiện trở thành nam sủng của Võ Tắc Thiên
Điều kiện đầu tiên để lọt vào mắt xanh của nữ hoàng đế duy nhất trong lịch sử phong kiến Trung Hoa chính là đẹp trai, khôi ngô tuấn tú, thân hình cao ráo.
Không giống như nữ giới, nam giới ít khi tự giới thiệu và có mong muốn trở thành nam nhân yêu thích của nữ hoàng đế. Vì vậy, Võ Tắc Thiên còn cử người đi thu thập từ khắp mọi nơi. Có quan điểm cho rằng, tiêu chí tuyển người của Võ Tắc Thiên là đàn ông có mũi to và thẳng. Một lý do được đưa ra để giải thích cho vấn đề này đó là người xưa tin rằng đàn ông có mũi to và thẳng thường có "chỗ đó" lớn. Ở thời Đường, quan hệ nam nữ khá cởi mở. Nguyên nhân được cho là do kinh tế thịnh vượng, người dân sống trong no đủ và có cả sự ảnh hưởng của các nền văn hóa ngước ngoài du nhập vào thời nhà Đường.
Đẹp trai thôi chưa đủ, muốn trở thành người đàn ông của nữ hoàng, các ứng viên còn phải đáp ứng một điều kiện đặc biệt. Đó chính là phải có đầu óc về chính trị, khả năng phá đoán và nhận định thế cục đương thời. Đây là điều kiện mà không phải ai cũng có thể đáp ứng được.
Kết hợp cả hai điều kiện lại với nhau, số người được Võ Tắc Thiên nhìn trúng cũng giảm đi nhiều.
Võ Tắc Thiên thường xuyên thảo luận một số vấn đề quốc gia đại sự với các nam sủng. Nữ hoàng đế không chỉ cần người phục vụ mà còn phải biết cách san sẻ lo lắng trong việc quốc gia đại sự của bà.
Do sự ràng buộc của lễ giáo Nho gia, Võ Tắc Thiên dù là hoàng đế cũng không thể công khai tuyển nam sủng.
Người đảm nhận nhiệm vụ kiểm tra các nam nhân trước khi đưa người đến cho Võ Tắc Thiên là Thái Bình công chúa và Thượng Quan Uyển Nhi.
Hai anh em Trương Dịch Chi và Trương Xương Tông được Võ Tắc Thiên sủng ái nhất. Hai người này vừa có ngoại hình tuấn tú lại có nhiều tài năng. Họ thậm chí còn được hoàng đó phong chức tước và có bổng lộc hậu hĩnh.
Cũng chính vì sự ưu ái này của hoàng đế mà hai anh em họ Trương cũng có tác động đến chính trị và trở thành người có ảnh hưởng lớn trong giai đoạn cuối mà Võ Tắc Thiên cầm quyền. Thế lực của anh em họ Trương ngày càng lớn mạnh gây ra sự bất mãn cho gia tộc họ Lý và họ Võ.
Cuối cùng, hai nhân tình của Võ Tắc Thiên cũng xảy ra nội chiến. Lúc này, gia tộc họ Lý và họ Võ cũng liên minh để giải quyết vấn đề.
Năm 705, anh em họ Trương, sau khi được đắc sủng 8 năm, đã bị nhóm người Trương Giảng Chi (có sự hậu thuẫn của thái tử Lý Hiển, tể tướng Võ Tam Tư) phát động chính biến Thần Long. Hai nam sủng của Võ Tắc Thiên bị tiêu diệt.
Đây chính là thời điểm Võ Tắc Thiên nhường lại ngôi cho thái tử Lý Hiển. Ông lên ngôi và trở thành Đường Trung Tông.
Từ đó, nhà Võ Chu chấm dứt, quốc hiệu nhà Đường được khôi phục.
Xung quanh việc tuyển nam sủng của Võ Tắc Thiên, có nhiều ý kiến cho rằng những người này chỉ là quan cờ của nữ hoàng đế sử dụng với mục đích thao túng và thực hiện một số cuộc chuyển giao quyền lực cũng như giai quyết mâu thuẫn giữ gia tộc họ Võ và họ Lý.
Tác giả: Thanh Huyền
-
Vận may chuyển hướng xoay chiều: 3 tuổi phát lên như diều gặp gió trước Tết 2025
-
Tháng 9 dương cá Chép hóa Rồng: 3 tuổi Đắc lộc - Đắc tài, kiếm tiền dễ như trở bàn tay
-
Chạy Trời không thoát số: 3 tuổi may mắn tiền vào như nước năm Ất Tỵ 2025, 1 tuổi Tam Tai dính nạn
-
Bạn đang gặp khó khăn trong việc làm giàu, đạt mục tiêu tương lai? Bài trắc nghiệm chọn đàn này chỉ cho bạn cách
-
Tháng 9 lắm tiền nhiều của, 3 tuổi càng ngày càng giàu, phú quý ùa về như vũ bão